IV. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG
2. Trách nhiệm do vi phạm pháp luật về hợp đồng
Hợp đồng được ký kết theo ý chí của các bên, song ý chí đó phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Trong các nguyên tắc ký kết hợp đồng, nhà làm luật luôn nhấn mạnh đến quyền tự do ý chí, đồng thời
trong vi phạm pháp luật về hợp đồng được hiểu là những hậu quả bất lợi đối với các chủ thể đã ký kết, thực hiện hợp đồng trái pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý còn có thể áp dụng đối với những cá nhân trực tiếp thực hiện hợp đồng.
Theo cách gọi phổ biến, hợp đồng trái pháp luật gọi là hợp đồng vô hiệu. Theo bộ luật dân sự 2005, một giao dịch dân sự vô hiệu khi hội đủ các điều kiện sau đây:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
- Tuân thủ các quy định về hình thức hợp đồng đối với những loại hợp đồng trọng thức.
Khi một hợp đồng dân sự vi phạm các điều kiện trên thì bị xem là hợp đồng vô hiệu. Tùy theo mức độ vi phạm mà pháp luật chia thành vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu từng phần. Vô hiệu từng phần là trường hợp hợp đồng có một số nội dung vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của hợp đồng. Việc xác định một hợp đồng là vô hiệu toàn bô hay từng phần thường là do Tòa án quyết định khi thụ lý vụ tranh chấp giữa các bên.
Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu là không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập hợp đồng. Điều này có ý nghĩa là nếu các bên đã hoặc đang thực hiện hợp đồng thì phải đình chỉ thực hiện và tiến hành khôi phục lại tình trạng ban đầu. Phải hoàn trả cho nhau những tài sản đã nhận (trừ trường hợp tài sản bị tịch thu theo quy định), nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả lại bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Cần lưu ý là sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các hợp đồng trong các trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm như thế
chấp, cầm cố, bảo lãnh,…Ngược lại, sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Người ký kết hợp đồng vô hiệu toàn bộ, người thực hiện hợp đồng vô hiệu toàn bô thì theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Đối với hợp đồng vô hiệu từng phần, các bên phải sửa đổi các điều khoản trái pháp luật, khôi phục các quyền và lợi ích ban đầu và có thể phải chịu một hậu quả pháp lý nhất định.