Tổ chức Trọng tài Thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 151 - 154)

II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THEO THỦ TỤC TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠ

3. Tổ chức Trọng tài Thương mại Việt Nam

Khái niệm về Trọng tài kinh tế không phải là mới mẻ ở Việt Nam. Nhiều năm trước hệ thống trọng tài kinh tế được thành lập ở ba cấp: Trọng tài kinh tế Nhà nước, Trọng tài kinh tế cấp tỉnh và Trọng tài kinh tế cấp huyện. Đây là hệ thống cơ quan nằm trong bộ máy hành chính nhà nước (Trọng tài viên là công chức Nhà nước).

Sau ngày 01/07/1994, khi chức năng giải quyết tranh chấp kinh doanh được chuyển sang Tòa án, Trọng tài kinh tế mới chấm dứt tình trạnh “cơ quan hành pháp nhưng thực hiện chức năng tư pháp”. Việc thành lập Trọng tài phi Chính phủ không chỉ là nhằm khai thác, sử dụng một phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của hoạt động giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế. Trên tinh thần đó, ngày 18/04/1993, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) được thành lập theo quyết định số: 204-TTg của Thủ tướng chính phủ, mở ra giai đoạn mới trong hoạt động thương mại dựa theo những chuẩn mực quốc tế.

Sau đó, ngày 05/09/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 116-CP về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế. Sự phân biệt lúc đầu của hai loại cơ quan trọng tài này là: Trọng tài quốc tế Việt Nam chuyên giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài, còn trọng tài theo Nghị định 116-CP chuyên giải quyết tranh chấp kinh tế trong nước. Về sau, sự phân biệt này được xóa bỏ (1996), tuy nhiên trong thực tế các tranh chấp ngoại thương hay đầu tư, các bên thường tìm đến Trung tâm Trọng tài Quốc tế.

Nhược điểm lớn nhất của hệ thống Trọng tài thời gian qua là ở hiệu lực thực thi phán quyết của Trọng tài. Điều 31 của Nghị định

116-CP ngày 05/09/1994 quy định: Nếu quyết định của Trọng tài không được một bên thi hành thì bên kia có quyền kiện ra tòa theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Thực tế, đứng trước quy định này, các nhà kinh doanh thường chọn giải pháp khởi kiện tại tòa nếu việc thương lượng, hòa giải bất thành, vì như thế đỡ mất thời gian và công sức, mà hiệu quả thực thi cao hơn. Điều này dẫn đến một thực trạng là khi tại Tòa án áp lực công việc rất nặng nề thì các Trung tâm trọng tài thường rất ít việc. Mặt khác, việc xác định các vụ việc tranh chấp kinh tế quy định tại Nghị định 116-CP cũng khá hạn chế so với quan niệm về thẩm quyền của Trọng tài theo thông lệ quốc tế.

Pháp lệnh Trọng tài Thương mại được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 25/02/2003, có hiệu lực từ 01/07/2003 và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao đã khắc phục được các nhược điểm của hệ thống Trọng tài theo Nghị định 116-CP (1994).

- Theo Pháp lệnh, Trọng tài Thương mại được tổ chức dưới hình thức Trung tâm trọng tài. Trung tâm Trọng tài là tổ chức phi Chính phủ, có đủ tư cách pháp nhận, có con dấu và tài khoản riêng.

- Điều kiện thành lập Trung tâm thương mại phải có ít nhất 05 sáng lập viên Hội Luật gia Việt Nam giới thiệu. Bộ trưởng Bộ tư pháp xem xét, quyết định cấp giấy chứng nhận hành nghề thành lập Trung tâm Trọng tài.

- Theo quy định tại điều 12 Pháp lệnh Trọng tài thương mại thì bất kỳ công dân Việt Nam có đủ điều kiện sau thì có thể trở thành Trọng tài viên Trọng tài thương mại:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư, khách quan

3. Có bằng đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 05 năm trở lên.

Những đối tượng sau đây thì không được làm Trọng tài viên: 1. Người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách

2. Thẩm phán, Kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức đang công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án thì cũng không được làm Trọng tài viên.

- Trung tâm Trọng tài thương mại có các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau:

1. Xây dựng Điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài, nhưng không được trái với những quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại.

2. Mời những người có đủ điều kiện làm trọng tài viên theo quy định Pháp lệnh Trọng tài thương mại làm Trọng tài viên của Trung tâm.

3. Chỉ định trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại.

4. Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng cho các Hội đồng Trọng tài giải quyết các vụ tranh chấp.

5. Thu phí Trọng tài, trả thù lao cho Trọng tài viên theo Điều lệ của Trung tâm Trọng tài.

6. Tổ chức rút kinh nghiệm, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ thuật giải quyết tranh chấp của Trọng tài viên.

7. Báo cáo định kỳ hoạt động của Trung tâm Trọng tài với Bộ Tư pháp, Hội luật gia Việt Nam và Sở tư pháp nơi Trung tâm Trọng tài đăng ký hoạt động.

8. Xóa tên Trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài khi trọng tài viên vi phạm nghiệm trọng các quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại và Điều lệ của Trung tâm trọng tài.

9. Lưu giữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định Trọng tài theo yêu cầu của các bên hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 151 - 154)