II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THEO THỦ TỤC TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠ
1. Khái niệm phá sản
Phá sản là một hiện tượng tất yếu xảy ra đối với một bộ phận các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình cạnh tranh, những doanh nghiệp yếu kém về năng lực sẽ không thể tiếp tục và bị phá sản. Việc phá sản doanh nghiệp thường kéo theo nhiều hệ quả xã hội và kinh tế, đôi khi rất trầm trọng, dẫn đến những tác động xấu về chính trị mà các chính phủ thường không mong muốn. Vì vậy, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng những chế định về phá sản, nhằm đưa sự kiểm soát của các cơ quan thẩm quyền, hạn chế tối đa các mặt tiêu cực cho nền kinh tế.
Ở Việt Nam, trong thời kì kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, nhà nước không xây dựng Luật phá sản mà dùng chính sách bù lỗ cho các xí nghiệp quốc doanh để đảm bảo sự ổn định về kinh tế,xã hội. Hậu quả của cách làm này là những di chứng nặng nề về tình trạng yếu kém của khu vực kinh tế nhà nước.
Sau khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, năm 1993 Quốc hội đã thông qua Luật phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, đạo luật này trong thực tiễn áp dụng cũng đã bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập. Khắc phục điều này, ngày 15/06/2004 Quốc hội đã thông qua Luật phá sản năm 2004 (có hiệu lực từ 25/10/2004) thay thế cho Luật phá sản doanh nghiệp 1993.
Theo Luật phá sản 2004, khái niệm phá sản được định nghĩa như sau:
Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.