CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 81 - 85)

Cá nhân họat động thương mại là cá nhân tự mình hằng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng do quy mô vốn và ngành, nghề kinh doanh nên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, đó là các cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại như: Buôn bán rong; Buôn bán vặt; Bán quà vặt; Mua hàng hoá từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, sửa khoá, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định, các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác. Các cá nhân khi tham gia hoạt động kinh doanh này không được gọi là thương nhân.

BÀI 5

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNGI. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG I. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG

1. Khái niệm

Có nhiều định nghĩa khác nhau về hợp đồng, nhưng tựu trung hợp đồng được xem là một giao ước, theo đó các bên bị ràng buộc về mặt pháp lý với nhau bởi các quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng là một loại giao ước được điều chỉnh bởi pháp luật. Trong thực tiễn đời sống hiện nay, có nhiều mối quan hệ như mua bán, trao đổi, vay mượn,và ngày càng có nhiều loại giao dịch khác do tính chất phát triển đa dạng của các quan hệ xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, các giao dịch đều được đều đòi hỏi phải thực hiện bằng hợp đồng.

Ở Việt Nam trong nhiều năm trước đây có hai văn bản pháp luật điều chỉnh về hợp đồng: Bộ Luật dân dự (1995), và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989). Năm 1997, khi ban hành Luật thương mại cũng chủ yếu điều chỉnh quan hệ mua bán và các tác vụ liên quan trực tiếp đến mua bán.

Bộ luật dân sự 2005 định nghĩa:

Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

2. Phân loại hợp đồng

a) Căn cứ vào đặc điểm, nội dung của quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ thể quyền và nghĩa vụ của chủ thể

Có thể chia thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.

- Hợp đồng song vụ: là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối tác với nhau, nói cách khác, loại hợp đồng này làm phát sinh nghĩa vụ qua lại giữa các bên giao kết (hợp đồng mua bán hàng hóa).

- Hợp đồng đơn vụ: là loại hợp đồng chỉ làm phát sinh nghĩa vụ đối với một bên giao kết, tức là chỉ một bên có nghĩa vụ, chẳng hạn (hợp

b) Căn cứ vào quyền của chủ thể

Có thể chia thành hợp đồng có đền bù và hợp đồng không đền bù.

- Hợp đồng có đền bù: là loại hợp đồng mà mỗi bên chủ thể sau khi thực hiện cho bên kia một quyền lợi sẽ nhận lại một quyền lợi tương ứng (hợp đồng cho tặng tài sản kèm theo một ràng buộc nghĩa vụ mà người tiếp nhận phải đáp ứng).

- Hợp đồng không đền bù: là loại hợp đồng mà theo đó, một bên thực hiện cho bên kia một quyền lợi mà không nhận lại từ bên kia một quyền lợi nào (hợp đồng cho mượn tài sản, cho vay không lãi suất)

c) Căn cứ vào vị trí trong quan hệ của các hợp đồng

Có thể chia thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ.

- Hợp đồng chính: là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

- Hợp đồng phụ: là hợp đồng mà hiệu lực của nó phụ thuộc vào hợp đồng chính (hợp đồng hứa thưởng)

d) Căn cứ vào hình thức của hợp đồng

Có thể phân chia thành hợp đồng bằng văn bản, hợp đồng được thể hiện dưới hình thức bằng lời nói và hợp đồng bằng hành vi.

- Hợp đồng bằng văn bản: Trong hình thức hợp đồng bằng văn bản, lại có hai loại, đó là:

+ Hợp đồng trọng thức: là hợp đồng đòi hỏi phải tuân theo hình thức đã được quy định (cả về hình thức thể hiện lẫn thể thức giao kết) như: hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất… nhất thiết phải tuân theo đúng hình thức quy định thì mới có giá trị pháp lý.

+ Hợp đồng thường: tức là hợp đồng không đòi hỏi phải theo một thể thức quy định, miễn là đảm bảo những nội dung cần thiết và hợp pháp thể hiện ý chí giao kết của các bên.

- Hợp đồng bằng lời nói: là hợp đồng được giao kết thông qua lời nói nhưng vẫn có giá trị pháp lý như: hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng tặng cho…

- Hợp đồng bằng hành vi: là hợp đồng dung những hành vi cụ thể để thực hiện giao kết như: hợp đồng mua bán, hợp đồng trao đổi…

e) Căn cứ theo tên gọi của hợp đồng

Đây là cách phân loại phổ biến hiện nay, nó mang yếu tố kinh tế-kỹ thuật nhiều hơn yếu tố pháp lý. Theo Bộ luật dân sự thì hiện nay có các loại hợp đồng sau:

- Hợp đồng mua bán tài sản (gồm cả bán đấu giá tài sản) - Hợp đồng mua bán nhà.

- Hợp đồng trao đổi tài sản - Hợp đồng tặng cho tài sản - Hợp đồng vay tài sản

- Hợp đồng thuê tài sản (thuê nhà, thuê khoán tài sản) - Hợp đồng mượn tài sản

- Hợp đồng dịch vụ

- Hợp đồng vận chuyển (người và tài sản) - Hợp đồng gia công

- Hợp đồng gửi giữ - Hợp đồng bảo hiểm - Hợp đồng ủy quyền

- Hứa thưởng và thi có giải.

Trong lĩnh vực kinh doanh, về cơ bản cũng bao gồm những loại hợp đồng như trong Bộ luật dân sự. Ngoài ra, các luật chuyên ngành trong kinh doanh cũng đề cập đến các loại hợp đồng sau:

- Hợp đồng mua bán hàng hóa

- Hợp đồng vay tiền, vật tư, hàng hóa - Hợp đồng trao đổi hàng hóa, sản phẩm

- Hợp đồng dịch vụ giao nhận - Hợp đồng dịch vụ giám định - Hợp đồng vận chuyển

- Hợp đồng gia công

- Hợp đồng gửi giữ hàng hóa (thuê kho bãi) - Hợp đồng bảo hiểm - Hợp đồng ủy thác mua bán - Hợp đồng đại lý mua bán - Hợp đồng đấu thầu - Hợp đồng đấu giá - Hợp đồng quảng cáo

- Hợp đồng trưng bày giới thiệu sản phẩm - Hợp đồng Hội chợ

- Hợp đồng ký gửi

- Hợp đồng xây dựng cơ bản (khảo sát, thiết kế, thi công) - Hợp đồng liên kết kinh tế, liên doanh đầu tư

- Hợp đồng thuê, mua tài chính - Hợp đồng tín dụng thư…

Ngoài ra, trong Bộ luật dân sự 2005 còn đề cập đến loại hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, đó là trường hợp các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi từ việc thực hiện nghĩa vụ.

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 81 - 85)