II. THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ 1 Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản
e) Đình chỉ thủ tục thanh lý
1. Doanh nghiệp không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản
2. Phương án phân chia tài sản đã thực hiện xong.
Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài Sản.
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt sau, tòa án có thể ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản mà không cần phải triệu tập hội nghị chủ nợ, không cần áp dụng thủ tục phục hồi hay thủ tục thanh lý tài sản:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền tạm ứng phí phá sản do tòa án ấn định, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng án phí phá sản.
- Sau khi thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nhân các tài liệu, giấy tờ do các bên do các bên có liên quan gửi đến, tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản, nếu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán án phí phá sản.
Doanh nghiệp, các chủ nợ có quyền khiếu nại, viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản. Tòa án cấp trên của tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản khi giải quyết khiếu nại, kháng nghị có quyền ra một trong các quyết định: giữ nguyên hoặc hủy quyết định của tòa án cấp dưới và giao hồ sơ về phá sàn cho tòa án cấp dưới tiếp tục tiến hành thủ tục phá sản. Quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị của tòa án cấp trên là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản có hiệu lực pháp luật, tòa án phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.