CÔNG TNHH MỘT THÀNH VIÊN 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 36 - 40)

1. Khái niệm

Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp mới được quy định từ khi có Luật doanh nghiệp 1999. Tuy nhiên, về bản chất, từ khi ban hành Luật doanh nghiệp nhà nước 2005, cùng với việc xác định tính chất trách nhiệm hữu hạn về tài sản của nó, trong thực tế quan niệm về công ty TNHH một thành viên đã được luật pháp thừa nhận. Luật doanh nghiệp 1999 đã quy định về công ty TNHH một thành viên, nhưng lại giới hạn ở việc Chủ sở hữu phải là tổ chức nhằm chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, xã hội sẽ hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp 2005 định nghĩa:

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.

2. Đặc điểm

- Thành viên của công ty có thể là một tổ chức hoặc một cá nhân

- Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu công ty

Do đặc điểm của loại công ty này, có hai loại chủ sở hữu là tổ chức hoặc cá nhân, nên ngoài những quyền và nghĩa vụ sau:

a) Các quyền

- Quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty

- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm - Quyết định cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty

- Quyết định các dự án đầu tư, bán tài sản, thông qua các hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất

- Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng vốn điều lệ - Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác - Quyết định tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản công ty

- Quyết định sử dụng lợi nhuận, nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác…

b) Các nghĩa vụ

- Nghĩa vụ phải góp đúng và đủ số vốn đã cam kết

- Nghĩa vụ xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản công ty, đặc biệt khi chủ sở hữu là cá nhân

- Chủ sở hữu công ty chỉ được rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn cho cá nhân, tổ chức khác (nói cách khác, công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ)

- Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn

- Nghĩa vụ tuân thủ điều lệ công ty…

Trường hợp Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tuân thủ một số qui định đặc thù để đảm bảo quyền lợi của những người có quan hệ hợp đồng với công ty, tránh hành vi gian dối của Chủ sở hữu, đó là việc Chủ sở hữu công ty phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty, Giám

đốc/Tổng giám đốc. Ngoài ra, những hợp đồng, giao dịch giữa công ty với Chủ sở hữu công ty, với người có liên quan của chủ sở hữu công ty phải được ghi chép lại và lưu trữ thành hồ sơ riêng của công ty.

4. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH một thành viên được pháp luật qui định theo hai mô hình sau:

a) Công ty TNHH một thành viên là tổ chức

- Chủ sở hữu bổ nhiệm một hoặc một số người làm đại diện theo ủy quyền để quản lý công ty.

- Trường hợp có từ hai người được ủy quyền trở lên thì cơ cấu tổ chức công ty gồm:

+ Hội đồng thành viên (HĐTV là tất cả những người được ủy quyền)

+ Giám đốc/Tổng giám đốc và Kiểm soát viên

- Trường hợp chỉ có một người được ủy quyền thì người này là Chủ tịch công ty, cơ cấu gồm:

+ Chủ tịch công ty

+ Giám đốc/Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

- Tùy theo điều lệ công ty quy định, người đại diện theo pháp luật có thể là Chủ tịch HĐTV hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc.

Thứ nhất: Hội đồng thành viên

- HĐTV nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ sở hữu về quyền và nghĩa vụ được giao.

- Chủ tịch HĐTV do Chủ sở hữu chỉ định

- Cuộc họp HĐTV hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên dự họp. Khi biểu quyết tại cuộc họp, mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết, có

giá trị như nhau. HĐTV có thể thông qua các quyết định bằng cách lấy ý kiến bằng văn bản.

- Các quyết định của HĐTV được thông qua theo nguyên tắc quá bán, trừ các trường hợp quyết định liên quan đến sửa đổi, bổ sung điều lệ, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng vốn điều lệ thì phải được ít nhất ¾ thành viên dự họp chấp thuận.

Thứ hai: Chủ tịch công ty

- Chủ tịch công ty là người do chủ sở hữu bổ nhiệm, nhân danh Chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó.

- Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với Chủ sở hữu được thực hiện theo quy định của Điều lệ và theo pháp luật có liên quan.

Thứ ba: Giám đốc/Tổng giám đốc

- Giám đốc/Tổng giám đốc do HĐTV hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê, nhiệm kỳ không quá 05 năm

- Giám đốc/Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật và HĐTV hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

- Quyền hạn, nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng giám đốc do Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan quy định. Nhưng vể cơ bản, giống như quyền hạn, nhiệm vụ của Giám đốc/Tổng giám đốc công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Thứ tư: Kiểm soát viên

- Kiểm soát viên do Chủ sở hữu bổ nhiệm, số lượng từ 01 đến 03 người, nhiệm kỳ không quá 03 năm.

- Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ sở hữu về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

- Nhiệm vụ cụ thể của Kiểm soát viên là kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của HĐTV, Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc trong việc tổ chức thực hiện quyền của chủ sở hữu trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; thẩm định các loại báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh của công ty; kiến nghị chủ sở hữu các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty.

b) Công ty TNHH một thành viên là cá nhân

- Cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc - Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê giám đốc.

- Trường hợp Giám đốc/Tổng giám đốc là người được thuê thì quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể được quy định tại Điều lệ và hợp đồng lao động.

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w