Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 185)

- Việc giải thể do chính Chủ doanh nghiệp quyết định hoặc do cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập doanh nghiệp quyết định.

4. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam

CHXHCN Việt Nam

a) Quốc hội

- Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam, cơ quan quyền lực nhà nước cáo nhất. Quốc hội do nhân dân bầu ra trong cuộc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín, nhiệm kỳ 05 năm.

- Chức năng quan trọng nhất của Quốc hội là chức năng lập hiến, lập pháp. Với chức năng này, Quốc hội thông qua Hiếp pháp, sửa đổi Hiến pháp, thông qua luật, sửa đổi luật. Trong hoạt động của mình Quốc hội dành phần lớn thời gian cho công tác lập pháp. Hoạt động thông qua luật của Quốc hội được tiến hành trên các kỳ họp của Quốc hội.

- Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội quyết định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quyết định dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội và các thành viện của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

- Quốc hội giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước như: Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Bên cạnh hình thức giám sát tại kỳ họp, Quốc hội còn thực hiện quyền giám sát thông qua hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội.

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 185)