Chuyển nhượng vốn

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 30 - 31)

Khi một thành viên công ty muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn cho người khác thì phải theo nguyên tắc sau:

- Phải chào bán cho các thành viên còn lại trong công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp và với cùng điều kiện

- Nếu các thành viên còn lại không mua hoặc mua không hết thì thành viên đó có quyền chào bán cho người ngoài công ty.

- Trong trường hợp thành viên bỏ phiếu không tán thành đối với các quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề như: sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, Tổ chức lại, Giải thể công ty hoặc những vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định… thì thành viên đó có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn đã góp. Trường hợp này, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn đó theo giá thị trường hoặc giá được tính theo những nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.

Lưu ý:

+ Việc thanh toán phần vốn góp mua lại này phải đảm bảo

nguyên tắc là sau khi thanh toán, công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.

+ Nghị định 139/CP/2007 giải thích bổ sung một số nội dung liên quan đến vấn đề này như sau: trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp, không thanh toán được phần vốn góp được mua lại hoặc không thỏa thuận được về giá mua lại phần vốn góp như quy định trên, thì thành viên yêu cầu công ty mua lại có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác. Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng không bắt buộc phải thực hiện theo quy

định tại Điều 44, Luật Doanh nghiệp (tức là ưu tiên bán trong nội bộ công ty).

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 30 - 31)