Hợp đồng mua bán hàng hóa a) Khái niệm

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 114 - 116)

V. MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG THÔNG DỤNG TRONG KINH DOANH

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa a) Khái niệm

a) Khái niệm

Mua bán hàng hóa là một hành vi thương mại, theo đó, người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận tiền, người mua có nghĩa vụ nhận hàng, nhận quyền sở hữu và giao tiền cho người bán theo sự thỏa thuận của hai bên.

Theo quan niệm của luật thương mại, hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai.

- Mua bán hàng hóa là một loại quan hệ pháp luật, phản ánh quan hệ hàng - tiền trong kinh tế học. Người bán chuyển giao quyền sở hữu một vật, tài sản cho người mua và đổi lại được nhận một khoản tiền tương ứng với giá trị tài sản đã chuyển giao. Và ngược lại, người mua phải trả một khoản tiền để đổi lại việc nhận được một tài sản. Tính chất có qua có lại về quyền lợi được hiểu dưới góc độ luật dân sự là hợp đồng đền bù.

giao quyền chiếm hữu và quyền sử dụng chứ không thay đổi chủ sở hữu tài sản. Mua bán hàng hóa cũng khác với quan hệ dịch vụ giao nhận, vì việc giao nhận không làm thay đổi quyền sở hữu tài sản, nó chỉ tham gia vào qía trình dịch chuyển quyền sở hữu theo ý chí các chủ thể. Quan hệ mua bán hàng hóa dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu, thời điểm xác định việc chuyển quyền sở hữu thường là thời điểm hàng hóa được chuyển giao, tuy nhiên các bên có thể có những thỏa thuận khác hoặc sau khi đáp ứng một số điều kiện khác. Hiện nay, việc chuyển quyền sở hữu còn gắn với một số yêu cầu như việc bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa chuyển giao, chuyển dịch rủi ro…

- Mua bán hàng hóa luôn được thể hiện dưới hình thức hợp đồng. Theo quan niệm của Bộ luật dân sự, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Như vậy, thỏa thuận ý chí giữa các bên là một điều kiện quan trọng của hợp đồng. Vấn đề là tư cách pháp lý của các bên tham gia. Thường thì việc xác lập tư cách thương nhân bảo đảm cho giá trị hợp đồng, tuy nhiên, theo quy định của luật thương mại, tư cách thương nhân gắn với việc đăng kí kinh doanh và ngành nghể thương nhân kê khai khi đăng kí. Đây là vấn đề liên quan đến chủ thể của hợp đồng thương mại.

- Hợp đồng mua bán hàng hóa do hầu hết được giao kết giữa các thương nhân nên người ta xem mục đích kinh doanh như một dấu hiệu căn bản của hợp đồng. Thực tế có nhiều trường hợp mục đích kinh doanh chỉ tồn tại ở một bên chủ thể hợp đồng. Thông thường, hợp đồng là sự thể hiện ý chí của các bên, do vậy, việc lựa chọn hình thức hợp đồng tùy thuộc vào ý chí và thói quen giao kết giữa các bên. Tuy nhiên, cần lưu ý có một số trường hợp, pháp luật quy định phải lập thành văn bản và phải tuân theo những thể thức nhất định. Chẳng hạn, hợp đồng mua xe hợi, nhà cửa… Theo luật thương mại thì hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản, hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, đối với các loại hợp

đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân thủ theo các quy định đó.

- Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được luật thương mại quy định cụ thể hơn theo hướng tiếp cận các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại. Trên quan điểm này, các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. thông điệp dữ liệu là những thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Trong bối cảnh nhà nước vừa ban hành luật giao dịch điện tử, điều này rất có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 114 - 116)