Những trường hợp miễn, giảm trách nhiệm pháp lý

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 111 - 112)

IV. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG

d) Những trường hợp miễn, giảm trách nhiệm pháp lý

Việc xem xét yếu tố lỗi trong vi phạm hợp đồng và trách nhiệm pháp lý liên quan đặt ra vấn đề là: có phải mọi vi phạm hợp đồng đều

có yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm hay không và do vậy mức độ trách nhiệm pháp lý của bên vi phạm có thay đổi không?

Khi một chủ thể không biết hoặc không tiên liệu nguyên nhân dẫn đến vi phạm thì sẽ được xem xét và miễn trách nhiệm. Ở nước ta, khái niệm sự kiện bất khả kháng được dùng để chỉ những sự kiện mang các dấu hiệu sau: là sự kiện không lường trước được, là sự kiện không thể khắc phục được, là sự kiện xảy ra từ những nguyên nhân bên ngoài ý thức, ý chí của chủ thể. Khi một hợp đồng không thể thực hiện mà nguyên nhân từ sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm sẽ được miễn, giảm trách nhiệm.

Luật thương mại 2005 quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau:

- Xảy ra trong trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận.

- Xảy ra sự kiện bất khả kháng

- Hành vi vi phạm của một bên nhưng hoàn toàn do lỗi bên kia

- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm ký kết hợp đồng.

Lưu ý:

Để được miễn trách nhiệm do những nguyên nhân vừa nêu, chủ thể vi phạm phải có nghĩa vu chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm và phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra, kể cả khi trường hợp miễn tráh nhiệm chấm dứt. Nếu không thông báp hoặc thông báo không kịp thời thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 111 - 112)