Thẩm quyền theo cấp tòa án

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 132 - 133)

I. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THEO THỦ TỤC TỐ TỤNG TÒA ÁN

b) Thẩm quyền theo cấp tòa án

- TAND cấp quận, huyện: có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp về kinh doanh phát sinh từ hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại lý, đại diện, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng, tư vấn kỹ thuật, vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa… trong địa bàn quận, huyện.

- TAND cấp tỉnh: có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp kinh doanh còn lại (trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp q uận, huyện). Đó là các tranh chấp liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các thành viên với nhau, các tranh chấp khác về kinh doanh mà pháp luật có quy định.

Lưu ý:

- Trong một số trường hợp cần thiết, TAND cấp tỉnh có thể lấy các vụ thuộc thẩm quyền của TAND cấp quận, huyện lên để giải quyết. - Ngoài ra, TAND cấp tỉnh còn có thẩm quyền phúc thẩm những vụ trạnh chấp kinh tế mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng, Ủy ban thẩm phán tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền Giám đốc thẩm, Tái thẩm những vụ án kinh tế mà bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng nghị.

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 132 - 133)