Nhóm giải pháp về tăng nguồn thu từ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 144 - 148)

III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị

440 510 590 690 800 2 Kỹ thuật công nghệ 600 700 810 950 1

3.3.4 Nhóm giải pháp về tăng nguồn thu từ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ.

nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ.

Nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội, tăng cường quan hệ hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp trong các lĩnh vực đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, nhằm tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển GDĐH, cần thiết phải đề xuất các giải pháp để tăng thu từ các hoạt động này.

Các giải pháp sẽ tập trung theo hướng đổi mới cơ chế huy động nguồn lực tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hoá cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (các trường đại học, trường cao đẳng, …), nhằm góp phần đảm bảo chất lượng hoạt động của các đơn vị. Các cơ sở giáo dục đại học chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.

Thứ nhất: Hoàn thiện các văn bản pháp quy theo hướng tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm hơn nữa cho các đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có các trường đại học công lập) một cách đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính trên cơ sở có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản lý.

Trên cơ sở các kết quả đã đạt được và những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định 16 đã quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nhằm tăng cường trách nhiệm của các trường đại học công lập trong việc hạch toán đầy đủ chi phí; được Nhà nước giao vốn, bảo toàn và phát triển vốn; được quyền quyết định việc sử dụng tiền vốn, tài sản gắn với

145

nhiệm vụ được giao theo quy định; được huy động nguồn vốn thông qua vay của các tổ chức tín dụng, được góp vốn liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác trong việc thành lập các tổ chức kinh tế mới theo quy định của pháp luật để mở rộng việc cung cấp dịch vụ công, tự quyết định biên chế và trả lương trên cơ sở thang bảng lương của Nhà nước gắn với hiệu quả, chất lượng công việc của từng đơn vị.

Tuy nhiên để các quy định của Nghị định 16 được thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng và trình Chính phủ sửa đổi, ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công trong từng lĩnh vực giáo dục.

Bên cạnh đó BộGD&ĐT cần phối hợp với các cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công của lĩnh vực giáo dục; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công; thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và tổ chức thực hiện các nội dung khác về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp công.

Thứ hai: xây dựng cơ chế thu hút nguồn thu từ các doanh nghiệp và người sử dụng các sản phẩm đào tạo và khoa học - công nghệ

Việc thu hút nguồn thu từ các doanh nghiệp và người sử dụng các sản phẩm đào tạo và khoa học - công nghệ là điểm hạn chế rất lớn của các trường đại học của Việt Nam nói chung và các trường đại học công lập nói riêng. Hiện nay, các doanh nghiệp được trích quỹ phát triển khoa học - công nghệ trước khi nộp thuế thu nhập, cần có các quy định cụ thể về việc sử dụng quỹ này để đầu tư trở lại cho hoạt động NCKH và đào tạo của các trường đại học. Nhà nước cần có quy định về việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng góp chi phí khi sử dụng các sản phẩm của trường đại học (ví dụ nhân lực được đào tạo, các kết quả NCKH...); hoặc quy định về các ưu

146

đãi mà doanh nghiệp được hưởng nếu đầu tư cho GDĐH. Khi có các quy định cụ thể thì các trường đại học mới có thể tiếp cận nguồn tài chính của các doanh nghiệp dành cho hoạt động này và sẽ tăng cường sự hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp.

Thứ ba: Tăng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ đào tạo liên kết. Đây là nguồn thu quan trọng và cấp thiết đối với bất kỳ một trường nào. Những năm gần đây, các trường đại học công lập đã có sự quan tâm đúng mức trong việc mở rộng các hoạt động dịch vụ đào tạo trên phạm vi toàn quốc. Các chương trình đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn như: bồi dưỡng Giám đốc Doanh nghiệp, Kế toán trưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho các tập đoàn và nhiều lớp bồi dưỡng ngắn hạn khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau,... Đây là hoạt động hết sức thiết thực, một mặt tạo điều kiện cho các giáo viên đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao trình độ, mặt khác cũng tạo nguồn tài chính ngoài ngân sách hết sức đáng kể cho các trường, các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Các trường cần mở rộng và chủ động hơn nữa trong hoạt động liên kết đào tạo trong nước với các trường đại học ở nước ngoài, tiếp tục tìm kiếm đối tác, mở rộng quan hệ quốc tế với các trường đại học có uy tín để từng bước tăng thêm nguồn thu từ các dịch vụ đào tạo trong nước. Thực hiện minh bạch hóa các hoạt động liên doanh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp công lập; khắc phục tình trạng công - tư lẫn lộn. Các chương trình này không được Nhà nước cấp ngân sách nhưng đã góp phần tạo ra nguồn thu rất lớn hỗ trợ các hoạt động của trường đại học, nâng cao thu nhập cho cán bộ, giảng viên. Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình này cũng còn nhiều bất cập.

Cần gắn quyền lợi về tự chủ tài chính, tự chủ trong việc quyết định chương trình đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, hợp tác quốc tế... của các trường đại học công lập với trách nhiệm đảm bảo chất lượng và công khai minh bạch trong giám sát xã hội. Vì vậy các trường này phải đáp ứng đủ các tiêu chí về đảm bảo chất lượng, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất… theo

147

chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải đạt yêu cầu trong kiểm định chất lượng giáo dục.

Thứ tư: Tăng cường huy động từ nguồn thu sự nghiệp khác.

Nghiên cứu xây dựng danh mục, hình thức và mức độ ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, áp dụng tiến bộ khoa học, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới đối với các cơ sở đào tạo. Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đại học; bảo đảm quyền sở hữu theo pháp luật và các quyền lợi về vật chất và tinh thần của nhà đầu tư.

Trong bối cảnh quy mô đào ta ̣o vượt quá khả năng cấp phát của nhà nước, nhà nước cần có chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư (ví dụ, khuyến khích thông qua hệ thống thuế ) cho giáo du ̣c từ các nguồn khác , trên cơ sở đó có thể tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo cũng như khả năng tiếp câ ̣n đa ̣i ho ̣c của người dân

Khuyến khích các doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn đầu tư thành lập cơ sở đào tạo hoặc liên kết với các trường đại học nhằm cung cấp các dịch vụ đào tạo có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, tập đoàn đó và của toàn xã hội.

Khuyến khích và mở rộng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong việc đầu tư xây dựng các trường đại học, cao đẳng và liên doanh liên kết về đào tạo với các trường đại học trong nước, qua đó khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới phù hợp với cam kết trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và công bố rộng rãi định hướng quy hoạch xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc trách nhiệm quản lý của bộ, ngành, địa phương làm căn cứ cho các cấp, các ngành và nhà đầu tư có cơ sở thực hiện.

148

Tổ chức triển khai đánh giá về những kết quả đạt được, về những vướng mắc tồn tại trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa trong thời gian vừa qua và đề xuất định hướng sửa đổi về chính sách, chế độ để khuyến khích phát triển hơn nữa các hoạt động xã hội hóa trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)