III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị
440 510 590 690 800 2 Kỹ thuật công nghệ 600 700 810 950 1
3.3.1 Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý trong các trường đại học công lập
cho giáo dục đại học công lập Việt nam
3.3.1 Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý trong các trường đại học công lập học công lập
Với mục tiêu là tìm một cơ chế quản lý trường ĐH công lập hiệu quả theo hướng tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sự phát triển của nhà trường, là cơ sở quan trọng để thực hiện được chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước và tăng ngồn lực tài chính cho các trường đại học công lập, cần tập trung tìm các giải pháp để thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong các trường đại học công lập.
Phân cấp đi đôi với tự chủ cho hệ thống GDĐH là vấn đề được tranh luận từ rất lâu trên thế giới. Ban đầu, tự chủ GDĐH chủ yếu chỉ trong lĩnh vực học thuật, sau đó được mở rộng sang tự chủ về tổ chức và tài chính. Từ kinh nghiệm về tự chủ của các trường ĐH trên thế giới, có thể thấy rằng:
- Tự chủ học thuật là yêu cầu bắt buộc để trường ĐH có thể phát huy được sứ mệnh của mình.
- Tự chủ là cách thức tốt nhất để huy động các nguồn lực vào phát triển các trường ĐH.
132
- Tự chủ của các trường ĐH cần đi kèm với kiểm soát chất lượng, với giám sát từ nhiều phía và trách nhiệm giải trình của bản thân các trường ĐH.
Ở Việt Nam, cơ chế tự chủ, quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức, nhân sự và tài chính đối với các trường ĐH công lập đã được thể hiện trong hàng loạt các văn bản có tính pháp lý như: Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện GD ĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020; Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục đại học; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập.
Tuy nhiên, đối chiếu với thực tế đang diễn ra, có thể thấy mục tiêu giao quyền tự chủ cho các trường ĐH ở nước ta hiện nay vẫn chưa đạt được. Vì vậy để đổi mới cơ chế quản lý trong các trường đại học công lập, để có cơ sở thực hiện tự chủ về tài chính và tăng khả năng huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho các trường đại học công lập cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất: Cần sớm hoàn thiện và xây dựng các quy định cụ thể của Chính phủ, của Bộ, ngành liên quan đến việc đổi mới cách thức quản lý các trường đại học công lập, cho phép các trường được tự chủ để phát huy khả năng sáng tạo và tạo điều kiện huy động các nguồn lực cho phát triển trường.
Việc tổ chức hoạt động của các trường đại học công lập đang thực hiện theo Điều lệ trường đại học, theo cơ chế tự chủ quy định trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, nhưng chưa thực sự được tự quyết định mức học phí, ngân sách cấp cho GD&ĐT hiện nay theo mức khoán không gắn với số lượng, quy mô tuyển sinh hàng năm, mà phân bổ bình quân theo khả năng ngân sách, nội dung phân bổ NSNN chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào nên chưa gắn kết giữa kết quả sử dụng nguồn lực NSNN với kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, Nhà nước chưa có đủ
133
các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với NSNN được giao.
Vì vậy cần sửa đổi Nghị định 43, Điều lệ trường đại học và xây dựng và sửa đổi các quy đinh về XHH giáo dục, theo hướng tạo ra áp lực yêu cầu các trường đại học phải nâng cao chất lượng nhằm tăng năng lực cạnh tranh để thu hút các nguồn lực XHH, Nhà nước cần sử dụng NSNN ưu tiên cho hoạt động của các cơ sở GD&ĐT có chất lượng, ưu tiên ngành nghề đào tạo Nhà nước có nhu cầu nhưng xã hội không sẵn sàng đáp ứng.
Cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của các trường ĐH công lập được giao tự chủ, nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, đồng thời tăng cường kiểm tra, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các tiêu chuẩn, định mức và mở rộng lĩnh vực giao quyền tự chủ cho trường ĐH.
Thứ hai: Cần xây dựng lộ trình thích hợp cho việc giao quyền tự chủ. Do đặc thù cơ sở GDĐH của nước ta trình độ phát triển không đồng đều, bên cạnh những trường có bề dày truyền thống, có nhiều trường mới thành lập hoặc vừa được nâng cấp, chất lượng còn yếu, chưa đủ sức tự chủ. Do vậy, nếu giao quyền tự chủ một cách tràn lan trong khi năng lực kiểm soát của Bộ GD&ĐT có hạn sẽ gây nên sự hỗn loạn trong hệ thống giáo dục đại học. Ngoài ra không thể loại trừ khả năng một số trường có thể lạm dụng quyền tự chủ để tuỳ tiện mở rộng quy mô, chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến chất lượng.
Bên cạnh đó cần tăng cường triển khai công tác giám sát, kiểm tra định kỳ và đột xuất; giám sát được việc thực hiện cam kết của trường ĐH khi được tự chủ. Bộ GD&ĐT cần có đủ lực lượng nhân sự để thực hiện giám sát các trường một cách chặt chẽ, chuyên nghiệp, không hình thức, quyết liệt chống tiêu cực trong hoạt động giám sát.
Thứ ba: Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống các tổ chức kiểm định và tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học của các trường công lập.
134
Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học được sử dụng làm căn cứ để xác định chất lượng giáo dục đại học, vị thế và uy tín của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; hỗ trợ đầu tư, giao nhiệm vụ; là căn cứ để Nhà nước và xã hội giám sát hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
Kiểm định chất lượng giáo dục các trường đại học công lập, các chương trình đào tạo đại học và công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng chất lượng đào tạo của các trường ĐH công lập đã được kiểm định để tăng năng lực giám sát của xã hội, làm cơ sở cho việc đầu tư của ngân sách nhà nước, thu hồi quyền tự chủ đối với các trường ĐH không còn đủ năng lực thực hiện hoặc vi phạm…
Chương 7 của Luật Giáo dục Đại học của Việt Nam quy định về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, trong đó đã quy định về việc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo ban hành chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học; quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học, chuẩn đối với chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, yêu cầu tối thiểu để chương trình được thực hiện; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đại học; nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm ðịnh chất lượng giáo dục; quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, đến năm tháng 1 năm 2015 mới chỉ thành lập được 2 Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Chưa ban hành chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học. Chưa thực hiện đánh giá ngoài các trường đại học công lập.
Vì vậy cần hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học và nhanh chóng triển khai việc kiểm định, đánh giá chất lượng hoạt động của các trường đại học công lập.
135
Thứ tư: Các Bộ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi nhiệm vụ được giao tiếp tục rà soát các định mức kinh tế kỹ thuật để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, định mức các lĩnh vực sự nghiệp được giao quản lý làm căn cứ cho các trường đại học công lập thực hiện quyền tự chủ. Đặc biệt trong giáo dục đại học, cần sớm ban hành các quy định về định mức chi phí đào tạo cho các ngành nghề, trên cơ sở đó các trường đại học công lập sẽ tính toán chí phí đào tạo phù hợp với điều kiện, năng lực của từng trường và công bố công khai.
Thứ năm: Các trường ĐH công lập phải có sự chuẩn bị để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm một cách đầy đủ.
Để có khả năng tự quyết định và chịu trách nhiệm khi được giao tự chủ, Hội đồng trường cần được tổ chức và hoạt động như Hội đồng quản trị để thực hiện các quyền:
- Tự chủ về quản trị: quyết định nhu cầu và bổ nhiệm chủ tịch hội đồng (thông qua phê chuẩn của bộ liên quan); bổ nhiệm giám đốc điều hành/ hiệu trưởng; Tự chủ của hội đồng khoa học (do giám đốc điều hành làm chủ tịch) nhằm quản lý các vấn đề liên quan đến học thuật nhà trường (thông qua phê duyệt của hội đồng quản trị về nguồn lực); Tự chủ trong việc sở hữu trí tuệ và tài sản.
- Tự chủ trong việc thực thi sự kiểm soát về tài chính giống như doanh nghiệp: Tự chủ trong việc phân bổ ngân sách nhà trường; trong việc thực hiện các kế hoạch liên quan đến tài chính trong trường; trong việc thực hiện các sáng kiến và biện pháp nhằm tăng thu nhập cho trường; Tự chủ trong việc xác định số lượng tuyển sinh đối với các chương trình đào tạo khác nhau.
- Tự chủ về nhân sự: trong việc chọn lựa, bổ nhiệm, sa thải cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý không đáp ứng các tiêu chuẩn; trong việc xác định mức thu nhập và bổ nhiệm nhân sự (bao gồm cả giáo sư) và điều kiện làm việc cho cán bộ, giảng viên.
136
- Tự chủ về tuyển chọn sinh viên: Tự chủ trong việc tuyển chọn sinh viên và quyết định chuẩn học thuật đầu vào để đảm bảo công bằng xã hội.
- Tự chủ về chương trình: Tự chủ trong việc kiểm định chương trình đào tạo, trong việc quyết định các loại hình giảng dạy và học tập; trong việc quyết định khối lượng học tập.
- Tự chủ về đánh giá và xác nhận quá trình học tập của sinh viên và cấp bằng: trong việc xác định các kỳ thi riêng, trong việc quyết định các tiêu chí học thuật nhằm đánh giá sinh viên và quyết định điều kiện cần thiết để cấp bằng.
Khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm một cách đầy đủ như vậy, các trường ĐH sẽ chủ động hơn, đồng thời có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Nên giao quyền tự chủ trước hết cho các trường ĐH đi theo hướng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu vì hầu hết các trường này đã có bề dày lịch sử, dễ đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động theo các tiêu chí, điều kiện do Bộ GD&ĐT quy định, Bộ GD&ĐT có thể đủ tin tưởng để giao quyền tự chủ. Nếu có quyền tự chủ đúng nghĩa của nó, các trường này sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để nhanh chóng xây dựng môi trường học thuật tương tác với quốc tế và nâng cao chất lượng đào tạo.
- Các trường đại học phải tăng cường giám sát, kiểm tra bên trong khi thực hiện cơ chế tự chủ. Các trường ĐH công lập khi thực hiện cơ chế tự chủ phải được giám sát của xã hội. Tự chủ mà không có giám sát dễ dẫn đến làm sai, dẫn đến việc huy động và sử dụng các nguồn lực không đúng chỗ, đúng đối tượng và kém hiệu quả. Vì thế, cùng với cơ chế tự chủ phải từng bước xây dựng cơ chế giám sát để tạo “hành lang pháp lý” cho quyền tự chủ của các trường ĐH. Cùng với sự giám sát của xã hội, bản thân các trường ĐH cũng phải tăng cường tự giám sát, tự kiểm tra.