Nhóm giải pháp về huy động nguồn lực tài chính từ nguồn đóng góp của cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 148 - 150)

III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị

440 510 590 690 800 2 Kỹ thuật công nghệ 600 700 810 950 1

3.3.5 Nhóm giải pháp về huy động nguồn lực tài chính từ nguồn đóng góp của cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.

góp của cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.

Mục tiêu của nhóm giải pháp này là nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, tăng cường quan hệ hợp tác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tăng cường thu hút các nguồn tài chính từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đầu tư cho phát triển GDĐH.

Giáo dục là sự nghiệp chung của quốc gia. Mọi người đều có thể tham gia vào hoạt động giáo dục ở mức độ nhất định. Với quyền tự chủ nhất định, các cơ sở giáo dục có thể tạo ra nguồn thu chính từ các hoạt động của mình, như liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung ứng các loại hình dịch vụ. Bên cạnh đó, nhà trường cũng có thể tiếp nhận các khoản quà tặng, quà biếu, các khoản đóng góp từ thiện từ các tổ chức hay cá nhân hoặc học bổng từ các quỹ giáo dục, các doanh nghiệp... Các khoản thu trên tuy không phải là khoản thu chính, nhưng góp phần không nhỏ giúp nhà trường gia tăng tài sản, tăng nguồn lực vật chất, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng của quá trình đào tạo. Các giải pháp cần tập trung thực hiện gồm:

Thứ nhất: Bộ GD&ĐT cần phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng các quy định, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ nhằm khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tham gia đóng góp, hỗ trợ tài chính của cho hoạt động của các trường đại học công lập. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để các trường cũng có thể tiếp nhận các khoản quà tặng, quà biếu, các khoản đóng góp từ thiện từ các tổ chức hay cá nhân hoặc học bổng từ các quỹ giáo dục, các doanh nghiệp...

149

Các trường đại học cần chủ động đề xuất các phương thức huy động linh hoạt, hiệu quả, đủ sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư thấy được lợi ích khi đầu tư cho giáo dục và NCKH; khuyến khích, ưu đãi hoặc tôn vinh đối với các cá nhân, doanh nghiệp mang lại nguồn tài chính cho trường.

Thứ hai: Xây dựng và phát triển mối quan hê ̣ với cô ̣ng đồng các doanh nghiê ̣p. Khi đã xây dựng được mối quan hê ̣ tốt với cô ̣ng đồng các doanh nghiê ̣p, các trường có thể mời các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo như tham g ia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực hành/thực tâ ̣p. Hoạt động này một mặt giúp cho quá trình đào tạo gắn lý thuyết với thực tiễn. Mă ̣t khác, thông qua mối quan hê ̣ này các trường có thể đa da ̣ng hóa nguồn thu của mình thông qua các hợp đồng đào tạo , nghiên cứ u triển khai , chuyển giao công nghê ̣, các hoạt động dịch vụ sản xuất, kinh doanh hay các khoản hỗ trợ từ cô ̣ng đồng các doanh nghiệp cho bản thân trường mình , cũng như các nguồn tài trợ , hay viê ̣c là m cho một tỉ lệ học sinh nào đó . Qua đó, vừa có thể nâng cao chất lượng giảng da ̣y vừa có thể giúp cho sinh viên có thêm thu nhâ ̣p trang trải chi phí theo ho ̣c đa ̣i ho ̣c.

Thứ ba: Chú trọng và phát triển hoạt động gây quỹ . Hoạt động gây quỹ không phải là hoạt động mới mẻ của nhiều trường đại học trên thế giới. Đây là mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng nhằm kêu go ̣i sự hỗ trợ , đóng góp của các tổ chức, các cộng đồng doanh nghiệp , các cựu sinh viên cũng như cá c nhà hảo tâm cho hoạt động của trường . Hoạt động này hiện đã là hoạt động mang tính chất thường xuyên và rất được các trường trên thế giới quan tâm phát triển . Thông qua hoa ̣t đô ̣ng này , nhiều trường , đă ̣c biê ̣t là các trường danh tiếng đã thu về những nguồn thu rất đáng kể để đầu tư thêm phòng học, thư viê ̣n, phòng thí nghiệm hay trang bị thêm máy móc thiết bị phục vụ giảng dạy trên cơ sở đó chất lượng đào tạo được nâng cao . Cũng thông qua hoạt động này, nhiều quỹ hỗ trợ sinh viên đã được hình thành.

Hoạt động gây quỹ cũng không phải là hoạt động mới mẻ đối với các trường đại học Việt nam . Tuy nhiên, hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức , mà còn mang tí nh tự phát , và thiếu hệ thống . Để tìm

150

kiếm thêm nguồn vốn đầu tư cho nhà trường , đồng thời gây quỹ ủng hô ̣ sinh viên, đặc biê ̣t các sinh viên ho ̣c giỏi và có hoàn cảnh khó khăn , các trường đa ̣i ho ̣c Viê ̣t nam cần xem hoa ̣t đô ̣n g này là mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng mang tính thường xuyên và hệ thống . Các trường có thể học hỏi kinh nghiệm của các trường đại học trên thế giới để hoạt động gây quỹ mang lại hiệu quả cao.

Thứ tư: Khuyến khích các cá nhân, tổ chức đóng góp từ thiện cho phát triển GDĐH.

Ở Việt Nam hiện nay, việc khuyến khích và đưa ra ý tưởng khuyến khích đóng góp từ thiện từ các cá nhân, tổ chức, các nhà hảo tâm cho các trường ĐH chưa được chú trọng. Thông thường, các hoạt động đóng góp, ủng hộ cho sự phát triển của trường chỉ thực sự rầm rộ khi các trường tổ chức các sự kiện lớn, do vậy, chưa thu hút được nhiều và thường xuyên. Để thu hút được nhiều nguồn tài trợ, đóng góp từ thiện, các trường cần thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên của ban liên lạc cựu sinh viên, có hình thức vinh danh đối với những đóng góp của cựu sinh viên và các nhà tài trợ, đồng thời, tuyên truyền sâu, rộng đến cộng đồng để huy động được ngày càng nhiều các nguồn đóng góp. Muốn làm được điều đó các trường cần phải nâng cao chất lượng và uy tín trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài trợ cho sự nghiệp phát triển của các trường.

Về phía nhà nước, cần có quy định cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân tài trợ, biếu, tặng, đóng góp cho các trường. Ví dụ như cho phép doanh nghiệp, cá nhân được hạch toán giá trị các khoản biếu tặng đóng góp vào chi phí hoặc trích từ lợi nhuận trước thuế.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 148 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)