Các nguồn tài chính trong trường đại học công lập

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 30 - 34)

- Triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể

1.2.3 Các nguồn tài chính trong trường đại học công lập

Theo quy định của nhà nước thì trường đại học công lập là một loại đơn vị sự nghiệp công lập có thu, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán.

Đặc điểm của loại đơn vị sự nghiệp này là [60]:

Thứ nhất, những hoạt động của các đơn vị này có tính chất xã hội, khác với những loại hình dịch vụ thông thường, nó phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xã hội để đảm bảo cho cuộc sống được bình thường. Những loại dịch vụ thông thường được hiểu là những hoạt động phục vụ không tạo ra sản phẩm mang hình thái hiện vật, còn dịch vụ mà các đơn vị sự nghiệp cung cấp là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, bất kể các sản phẩm được tạo ra có hình thái hiện vật hay phi hiện vật.

Thứ hai, việc trao đổi dịch vụ công giữa các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức, cá nhân không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ. Nghĩa là nó không giống với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Có những dịch vụ mà người sử dụng chỉ phải đóng phí hoặc lệ phí, có những dịch vụ thì phải trả một

31

phần hoặc toàn bộ kinh phí. Tuy nhiên, cung ứng các dịch vụ này không nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu không trực tiếp phục vụ cho quản lý hành chính nhà nước, không mang tính quyền lực pháp lý như hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Nó được phân biệt với hoạt động quản lý nhà nước.

Thứ tư, đơn vị sự nghiệp có thu, có nguồn thu thường xuyên từ hoạt động sự nghiệp. Bởi vậy nó khác với cơ quan quản lý hành chính ở chỗ mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước và được tự chủ về mặt tài chính, không phụ thuộc vào cơ chế “xin – cho” như trước.

Những đặc điểm này chi phối và làm cho các nguồn tài chính trong các trường đại học công lập mang tính đa dạng.

Theo quy định của nhà nước [16] thì nguồn tài chính của trường đại học công lập được hình thành từ các nguồn:

- Nguồn kinh phí cấp phát từ ngân sách nhà nước (NSNN) để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao. Đây là nguồn thu mang tính truyền thống và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, với chủ trương đổi mới tăng cường tính tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sẽ có xu hướng giảm dần nhằm làm giảm bớt gánh nặng đối với NSNN.

- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: gồm các khoản thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp luật, theo chế độ được phép để lại đơn vị. Ví dụ trong các trường đại học công lập, thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sự nghiệp có xu hướng ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức khai thác các nguồn thu hợp pháp này nhằm tăng cường năng lực tài chính của đơn vị.

- Các khoản thu từ nhận viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác không phải nộp ngân sách theo chế độ. Đây là những khoản thu không thường xuyên,

32

không dự tính trước được, nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Các nguồn khác như nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Nếu đứng trên góc độ cách thức cấp phát và huy động, thì nguồn tài chính trong trường đại học công lập được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước.

Nguồn ngân sách nhà nước bao gồm các khoản kinh phí được cấp phát từ ngân sách nhà nước. Do giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c có tầm quan tro ̣ng đă ̣c biê ̣t đối với sự phát triển của mỗi quốc gia , nên nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước luôn chiếm tỷ tro ̣ng lớn trong cơ cấu nguồn tài chính của các trường đa ̣i ho ̣ c công lâ ̣p Việt nam hiện nay . Tuy nhiên, với chính sách “chia sẻ chi phí” trong giáo dục đại học, với viê ̣c huy đô ̣ng sự đóng góp của người ho ̣c cũng như của mo ̣i tổ chức cá nhân trong xã hô ̣i, tỷ trọng nguồn thu từ ngân sách trong tổng nguồn thu của các trường đại học công lập có xu hướng giảm dần . Mă ̣c dù vâ ̣y , đây vẫn là một nguồn kinh phí quan trọng của các trường đại học công lập.

Ngân sách nhà nước cấp kinh phí và hỗ trợ tài chính cho các trường đa ̣i học công lập thông qua hai hì nh thức cơ bản : Cấp kinh phí cho hoạt động của trường và hỗ trợ người ho ̣c.

Chính phủ cấp kinh phí cho các trường đại học công lập thông qua cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản , mua sắm thêm máy móc thiết bi ̣ , đầu tư cho nghiên cứu và bù đắp một phần các chi phí thường xuyên của các trường.

Cách thức chính phủ các nước áp dụng để cấp kinh phí cho các trường đại học công lập tương đối đa da ̣ng như:

- Cấp kinh phí dựa trên cơ sở đàm phán , thảo luận giữa chính phủ với các trường đại học công lập – đây là cách cấp kinh phí truyền thống nhất . Theo cách này, mức cấp kinh phí cho các trường đại học công lập được quyết định thông qua quá trình thảo luận giữa nhà nước và nhà trường ; ngân sách nhà nước sẽ cấp cho các trư ờng theo từng hạng mục chi tiêu hoặc theo hình thức “khoán kinh phí” . Với hình thức cấp theo từng ha ̣ng mu ̣c chi tiêu , các trường

33

đại học công lập không được phép linh hoa ̣t sử du ̣ng nguồn kinh phí được cấp mà phải chi tiêu đúng hạ ng mu ̣c đã được duyê ̣t . Ngược la ̣i, hình thức “khoán kinh phí” các trường đại học công lập có thể linh hoa ̣t trong viê ̣c sử du ̣ng nguồn kinh phí đã được cấp;

- Hỗ trợ đặc biê ̣t – Đây cũng là một hình thức cấp kinh phí truyền thống . Cách này thường được áp dụng để cấp kinh phí cho một số trường hoặc nhóm trường nhằm thực hiê ̣n một mục tiêu cụ thể như để bổ sung kinh phí cho một số nhóm trường có vi ̣ trí địa lý , hoă ̣c phu ̣c vu ̣ đối tượng ho ̣c sinh đă ̣c biê ̣t nhưng trước đây ch ưa được cấp phát đầy đủ . Cách cấp phát này phù hợp đối với các khoản kinh phí cấp theo mục tiêu cho một trường hay một nhóm trường cụ thể để chi đầu tư cơ bản, trên cơ sở các nhu cầu đã được xác định , ví dụ như cấp phát hỗ trợ cho thư viện hay cho phòng thí nghiệm...

Ví dụ, thông qua hình thức này, trong nhiều thâ ̣p kỷ, chính phủ Mỹ đã cấp phát kinh phí bổ sung thêm cho các trường có tỷ lê ̣ ho ̣c sinh thiểu số cao . Còn Nam Phi thông qua hình thức này đã cấp kinh phí bổ sung cho các trường người da đen chiếm đa số để nâng cấp thư viê ̣n, và các thiết bị giảng dạy.

- Cấp phát dựa trên các “công thức” . Công thứ c cấp phát được xây dựng căn cứ vào một số tiêu chí như đầu vào (số lượng sinh viên hoặc giáo viên), chi phí trên đầu sinh viên , hay mức độ “ưu tiên” của ngành học – những lĩnh vực nhà nước cho rằng thuộc diện ưu tiên của quốc gia hay của vùng thường được nhận mức hỗ trợ lớn nhất, hoặc dựa vào nhân tố đầu ra: số lượng và chất lượng của sinh viên tốt nghiệp.

Đây là cách thức cấp phát kinh phí trực tiếp thịnh hành nhất hiê ̣n nay đối với nhiều nước trên thế giới. Đối với các khoản cấp phát cho chi thường xuyên, các chính phủ có xu hướng chuyển từ cấp phát dựa trên “đàm phán , thảo luận” và cấp phát “đặc biệt” sang hình thức cấp phát theo “Công thức”.

Hỗ trợ tài chính cho các trường đa ̣i ho ̣c công lập thông qua việc hỗ trợ người học. Trong nhiều thập kỷ qua, những chiến lược giúp đỡ sinh viên và gia đình họ trang trải chi phí của giáo dục đại học trở thành một bộ phận ngày càng quan trọng trong việc cấp phát tài chính cho sự nghiệp giáo dục đại học trong bối cảnh áp dụng chính sách chia sẻ chi phí . Đây cũng chính là hình thức cấp

34

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)