Những hạn chế

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 112 - 117)

III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị

440 510 590 690 800 2 Kỹ thuật công nghệ 600 700 810 950 1

2.3.2. Những hạn chế

Việc huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nhước còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế thể hiện ở các điểm sau:

113

Thứ nhất: Các quy định về việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay còn nhiều bất cập, làm ảnh hưởng đến việc huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục đại học. Theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP thì các đơn vị sự nghiệp được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để cung cấp các dịch vụ đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội theo quy định của pháp luật, tuy nhiên, hiện chưa có một quy định nào hướng dẫn cụ thể hơn nên các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học công lập còn lúng túng, chưa thống nhất. Việc quy định chi và kiểm soát việc thu chi nhằm đảm bảo chất lượng chưa cụ thể, dẫn đến một số trường đại học công lập khi mở rộng hoạt động dịch vụ (liên doanh, liên kết trong hoạt động) còn chạy theo số lượng dịch vụ mà không quan tâm đến chất lượng hoạt động, lạm dụng kỹ thuật để tăng thu.

Việc quy định khống chế thu nhập tăng thêm đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên và đơn vị do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên sau khi trang trải các chi phí hoạt động và thực hiện nghĩa vụ với NSNN theo quy định không khuyến khích các đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi và giảm động lực của các trường trong việc huy động các nguồn thu sự nghiệp, các nguồn thu ngoài NSNN khác để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

Việc phân loại đơn vị sự nghiệp chưa chính xác, các trường đại học công lập vẫn chưa chủ động trong việc khai thác nguồn thu sự nghiệp, chưa có sự tách biệt giữa các nguồn thu sự nghiệp ổn định và nguồn thu không ổn định và vẫn muốn tăng kinh phí hỗ trợ từ NSNN. Một số chính sách của Nhà nước là điều kiện quan trọng để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường đại học còn lúng túng, khi thực hiện các định mức, tiêu chuẩn ngành, do một số văn bản quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật lạc hậu, chậm sửa đổi như: định mức giờ giảng, định mức biên chế theo lĩnh vực, theo ngành, nghề ... nên hạn chế tính tự chủ tài chính đối với các trường đại học.

114

Thứ hai: Việc tổ chức thực hiện khai thác, huy động nguồn thu ngoài NSNN chưa được thực hiện đồng bộ. Các trường chỉ mới chú trọng đến việc thu học phí. Chưa có các giải pháp phù hợp để huy động các nguồn lực tài chính khi thực hiện các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Chế độ học phí đối với các trường đại học công lập chậm được đổi mới, mức thu học phí vẫn còn thấp, dưới mức khả năng chi trả của người dân ở các khu đô thị, chưa phù hợp với mặt bằng giá cả, cùng với chính sách cải cách tiền lương trong những năm qua. Điều này đã làm hạn chế quyền tự chủ của các trường trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính.

Theo phản ánh của một số trường đại học đã thực hiện tự đảm bảo 100% kinh phí hoạt động thường xuyên (Trường Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh) cho thấy quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm chưa được quy định và trao quyền một cách đầy đủ theo quy định của pháp luật, do đó các trường chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động; hiệu quả và hiệu lực quản lý không cao (chưa có cơ chế cho phép các trường tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên được chủ động xây dựng mức thu học phí để đảm bảo thu đủ bù chi, từ đó dẫn tới tình trạng không bình đẳng giữa các trường tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên với các trường công lập khác vẫn được NSNN hỗ trợ chi thường xuyên hàng năm).

Học phí thu được phải dành một phần tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ quy định cho việc cải cách tiền lương theo thông tư số 02/2005/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính. Đồng thời dành cho việc chi trả thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ của các trường đại học công lập làm ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu, tỷ lệ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường, đặc biệt là tỷ lệ dành cho việc đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất, giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

115

Việc tự chủ khai thác nguồn thu từ hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ, nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng rất hạn chế.

Thứ ba: Cơ chế thu, sử dụng học phí chưa bao quát toàn diện về đối tượng thu học phí. Một số trường đại học do nguồn thu học phí hạn chế, không có nguồn thu để thực hiện tỷ lệ theo quy định, có nơi tỷ lệ dành cho cơ sở vật chất, điều tiết chung cao hơn, thấp hơn so với quy định. Việc quy định mức học phí theo khung, chậm sửa đổi, còn mang nặng tính bình quân và chưa nghiên cứu đầy đủ thu nhập người dân, phù hợp từng loại trường, từng ngành nghề đào tạo và quan tâm chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với sinh viên thuộc diện chính sách xã hội. Do vậy, vừa là gánh nặng cho đối tượng nghèo và có thể bao cấp cho đối tượng có thu nhập cao, tạo mất công bằng xã hội trong giáo dục. Quy định mức học phí phải đóng của Nhà nước, chưa tính yếu tố khác như: khả năng chi trả của sinh viên, phương thức tính toán thích hợp. Việc miễn (giảm) học phí chú trọng mục tiêu và nhóm sinh viên đặc trưng, song thu nhập gia đình không coi là yếu tố xem xét tới, mức học phí xác định theo ngành đào tạo, theo quy định của trường hơn việc xem xét tới thu nhập gia đình. Chính sách hiện hành của Nhà nước về học phí cho phép trường đại học tăng thêm nguồn thu, song chưa thực sự đúng nghĩa trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đó là chưa tự chủ về mức thu. Đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng đáng kể đối với các trường đại học công lập. Ngoài ra, việc các trường đại học công lập vẫn bị khống chế bởi số lượng tuyển sinh hàng năm, việc tăng nguồn thu từ học phí vẫn còn rất hạn chế.

Thứ tư: Chi phí đào tạo hiện hành cho 1 sinh viên (ngân sách nhà nước, học phí, khoản thu khác) còn thấp, chưa đảm bảo chi phí đào tạo của các trường đại học. Do vậy, tăng học phí hợp lý giúp các trường đại học vừa đảm bảo các điều kiện thực hiện, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện các trường thực hiện các chính sách xã hội.

Chính sách học phí chưa tính tới công bằng trong giáo dục đại học, cụ thể mức học phí chưa tính tới nguồn thu nhập của gia đình, học phí là vật cản

116

quan trọng đối sinh viên thuộc gia đình có thu nhập thấp. Việc giảm học phí đối với sinh viên thuộc diện nghèo ở nước ta hiện nay gặp khó khăn vì không đủ thông tin chính xác và đầy đủ về thu nhập của từng hộ gia đình. Tỷ lệ sinh viên phải đóng học phí trong tổng số sinh viên là khác nhau đáng kể giữa các trường đại học công lập.

Thứ năm: Chính sách tín dụng và học bổng cho sinh viên tuy đã có những đổi mới, nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Xem xét tính liên kết giữa học phí, học bổng, cho vay, trong đó chưa đề cập đến việc cấp cho những sinh viên nghèo, diện được hưởng chính sách cho vay và chính sách học bổng chưa được mở rộng. Hiện nay, Việt Nam có quá ít loại hình học bổng, tập trung 2 dạng: miễn giảm học phí cho sinh viên nghèo, diện chính sách và học giỏi. Trong trường hợp được xét giảm học phí, yêu cầu để xem xét không đề cập tới tiêu chuẩn về thu nhập của gia đình. Vì vậy, ngay cả loại học bổng xã hội cũng không nhằm vào số sinh viên xuất thân từ những gia đình có thu nhập thấp. Bởi vậy, các trường đại học có quyền quyết định rất quan trọng ở cả hai lĩnh vực: Xác định mức học phí; phân bổ nguồn tài chính hỗ trợ cho sinh viên, đòi hỏi có một hệ thống kết hợp được sự rõ ràng, công bằng và mục tiêu của việc hỗ trợ tài chính dựa trên cơ sở thu nhập gia đình.

Thứ sau: Giáo dục đại học Việt Nam đã có 2 dự án lớn của WB hỗ trợ. Tuy nhiên, số vốn hỗ trợ còn rất nhỏ, và số trường đại học công lập được hưởng lợi từ các dự án hỗ trợ chưa nhiều. Tốc độ giải ngân của một số dự án ODA giáo dục tại một số trường đại học công lập còn chậm làm giảm tiến độ cũng như việc hoàn thành mục tiêu đầu ra của dự án với chất lượng đảm bảo; làm giảm mức độ ưu đãi của khoản tài trợ khiến các khoản vốn vay trở nên đắt đỏ hơn và gây trở ngại cho việc ký kết các hiệp định tài trợ sau này. Thực tế có rất ít trường đại học công lập vay tín dụng Ngân hàng hoặc Quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học cho nhà trường. Bên cạnh đó, khâu thiết kế dự án, đặc biệt đối với các dự án vốn vay quy mô lớn, chủ yếu do các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm khiến nhiều nội dung được thiết kế

117

không phù hợp với thực tiễn, ảnh hưởng không tốt đến tiến độ và tình hình triển khai dự án.

Thứ bảy: Các trường đại học công lập mới chỉ xây dựng dự toán theo từng năm, vừa qua mới xây dựng kế hoạch ngân sách ổn định trong giai đoạn ba năm. Tuy vậy, các trường vẫn chưa xây dựng được kế hoạch ngân sách trung hạn, trong đó chưa dự báo được nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước có thể huy động được để phát triển nhà trường.

Thứ tám: Một số chính sách của Nhà nước đối với các trường đại học còn lúng túng khi thực hiện các định mức, tiêu chuẩn ngành, do một số văn bản quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật lạc hậu, chậm sửa đổi như: định mức giờ giảng, định mức biên chế theo lĩnh vực, theo ngành, nghề ... nên hạn chế tính tự chủ tài chính đối với các trường đại học.

Thứ chín: Việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng hoạt động của các trường đại học khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn nhiều lúng túng, chưa có hệ thống đánh giá kết quả hoạt động thích hợp. Hiện nay các Bộ, cơ quan Trung ương đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng ban hành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao cho phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù của từng loại hình đơn vị sự nghiệp, trong đó có các trường đại học.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)