Định hướng đảm bảo nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập của Việt Nam

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 129 - 131)

III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị

3.2.Định hướng đảm bảo nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập của Việt Nam

440 510 590 690 800 2 Kỹ thuật công nghệ 600 700 810 950 1

3.2.Định hướng đảm bảo nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập của Việt Nam

học công lập của Việt Nam

Quán triệt các quan điểm của Nghị quyết Đại hội Đảng X [42], đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công là khâu đột phá quan trọng để phát triển nhanh và có hiệu quả các lĩnh vực văn hoá xã hội. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách”; ngày 26/5/2011 Bộ Chính trị đã có Thông báo số 37- TB/TW về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công” trong đó khẳng định tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế hoạt động và tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công trong thời gian tới là cần thiết, phải được tiến hành với quyết tâm cao hơn, đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ và toàn diện hơn...

Theo các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhân lực, khoa học và giáo dục, mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 là xây dựng được đội ngũ nhân lực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và một số mặt tiếp cận trình độ các nước tiến tiến trên thế giới; có cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền hợp lý; có đủ năng lực đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi tình trạng kém phát triển, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Theo đó định hướng đổi mới cơ chế hoạt động

130

và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trường đại học công lập nói riêng được đặt ra như sau:

- Tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính trên cơ sở có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản lý.

- Thực hiện minh bạch hóa các hoạt động liên doanh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp công lập; khắc phục tình trạng công - tư lẫn lộn;

- Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hoá cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (các trường đại học, dạy nghề, bệnh viện…); được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp; đơn vị được vay vốn các tổ chức tín dụng, huy động của các cán bộ viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp.

Để đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện được các mục tiêu về phát triển giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo; tăng cường huy động các nguồn tài chính ngoài NSNN và thực hiện xã hội hóa trong giáo dục đại học, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ một hệ thống các giải pháp, trong đó cần tập trung thực hiện một số giải pháp về tài chính. Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội trong việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lập để nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.

- Thúc đẩy sự phát triển các hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực gắn với đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong quá trình phát triển; nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Thu hút và sử dụng vốn nước ngoài đầu tư phát triển giáo dục phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển

131

giáo dục của quốc gia. Thu hút và sử dụng vốn nước ngoài nhất thiết phải nằm trong kế hoạch phát triển giáo dục, phục vụ tốt nhất cho những mục tiêu đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Sử dụng vốn nước ngoài đầu tư phát triển giáo dục cần đảm bảo tính hiệu quả. Phát huy tính chủ động trong thu hút và sử dụng vốn nước ngoài đầu tư phát triển giáo dục. Tính chủ động là yêu cầu cần thiết để đảm bảo sử dụng vốn ODA có hiệu quả. Năng lực quản lý của nước chủ nhà đóng vai trò quan trọng, định hướng các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Trong giáo dục, đó là đảm bảo mục tiêu, nội dung, tính chất của hệ thống giáo dục. Có như vậy, giáo dục đại học Việt Nam mới mang bản sắc của Việt Nam, mà vẫn hợp tác và hội nhập với giáo dục quốc tế.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 129 - 131)