Một số bài học về việc huy động và quản lý các nguồn tài chính trong các trường đại học công lập Việt Nam

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 56 - 60)

- Để tiếp cận các nguồn quỹ tài trợ của Liên bang (trợ cấp không hoàn lại, cho vay để sinh viên trả học phí và các chương trình khác của Liên bang)

1.4.2.Một số bài học về việc huy động và quản lý các nguồn tài chính trong các trường đại học công lập Việt Nam

57

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm và phân tích chính sách tài chính cho giáo dục đại học của một số quốc gia trên thế giới, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho giáo dục đại học Việt nam như sau:

Thứ nhất: Ngày càng có nhiều quốc gia quan tâm đến chủ trương chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học. Học phí không ngừng tăng lên và đang đóng góp một tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn thu của các trường đại học. Học phí tăng lên tạo điều kiện nâng cao hơn chất lượng đào tạo mà không tạo thêm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Thứ hai: Song song với việc áp dụng chính sách học phí, các nước này rất quan tâm đến việc phát triển và đa dạng hóa hệ thống các chính sách/công cụ tài chính hỗ trợ sinh viên, đặc biệt là các sinh viên thuộc các gia đình có thu nhập thấp. Trong đó, chương trình tín dụng sinh viên đóng vai trò đặc biệt quan trọng trọng bối cảnh áp dụng chính sách chia sẻ chi phí.

Thứ ba: Mức học phí cũng như các công cụ/chính sách hỗ trợ tài chính cho các sinh viên có sự khác nhau và phụ thuộc vào ngành học, giai đoạn học, chương trình học, tình trạng cư trú và mức sống.

Thứ tư: Nhà nước sử dụng công cụ phân bổ, cấp phát ngân sách để ưu tiên về cơ chế và đầu tư tài chính cho các trường đại học công lập. NSNN cấp cho các trường đại học công lập dựa trên các sản phẩm đầu ra của trường; Nhà nước tập trung ưu tiên đầu tư thích đáng cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cả về nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác.

Thứ năm: Các trường đại học công lập được giao quyền tự chủ tài chính phù hợp với năng lực thực hiện. Các nước có xu hướng ngày càng tăng quyền tự chủ tài chính cho các trường đại học công lập. Việc tăng quyền tự chủ tài chính phụ thuộc vào năng lực của các trường. Trước hết tăng quyền tự chủ cho các trường đại học lớn, có uy tín, có năng lực cạnh tranh.

Khi trao quyền tự chủ tài chính, các trường có xu hướng được tự xác định mức học phí. Đi kèm với tự chủ tài chính, một số nước cho phép các trường tự chủ về chỉ tiêu cán bộ và mức lương. Không có nước nào, cho phép tự chủ hoàn toàn tất cả các mặt. Đi kèm với việc giao quyền tự chủ là việc tăng cường trách nhiệm giải trình của các trường, tăng cường giám sát của nhà nước và cộng đồng với các trường qua các tiêu chí cụ thể và minh bạch.

58

Thứ sáu: Tăng cường huy động mọi nguồn lực từ bên ngoài để hỗ trợ bổ sung nguồn vốn NSNN bằng nhiều cách thức và chính sách thu hút khác nhau.

Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính nhằm thu hút tối đa nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục đại học như: Xây dựng lộ trình cụ thể thu hút trường đại học có uy tín trên thế giới thành lập trường, nhằm thu hút sinh viên trong khu vực và quốc tế theo học…

Học phí, lệ phí là khoản đóng góp chính đáng nhằm nâng cao trách nhiệm của người học cũng như trách nhiệm cung cấp dịch vụ giáo dục của cơ sở giáo dục đại học đối với xã hội. Do vậy, cần phải thực hiện việc đa dạng mức học phí đóng góp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Mức học phí cần được xem xét, điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Thực hiện chính sách trợ cấp, miễn giảm học phí cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của các cơ sở giáo dục đại học, nhằm tăng nguồn lực tài chính đầu tư như: thành lập doanh nghiệp trong các trường đại học; thực hiện việc liên kết đào tạo giữa các trường nhằm tận dụng lợi thế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, giáo trình, nghiên cứu khoa học...; thực hiện việc liên kết giữa trường với doanh nghiệp nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp; tăng cường thực hiện việc liên kết đào tạo với các trường quốc tế; khuyến khích việc nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước; mở rộng và nâng cao dịch vụ tư vấn đào tạo….

Thứ bảy: Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học năng động hơn trong việc tạo nguồn thu nhập, đặc biệt là các tài sản hiến tặng, các khoản biếu thường xuyên từ các doanh nghiệp, cựu sinh viên... Nguồn hỗ trợ này cho các cơ sở giáo dục đại học cần có chính sách miễn thuế cho doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận mà họ sử dụng để tài trợ.

Thứ tám: Phát huy hiệu quả Quỹ tài trợ của Chính phủ đối với giáo dục đại học và chỉ thực hiện việc hỗ trợ tài chính cho sinh viên, hỗ trợ tài chính cho các trường đại học khi các trường đại học đảm bảo đạt đủ tiêu chuẩn kiểm định của một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học được nhà nước công nhận.

59

Kết luận chương 1

Tăng cường nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước trong các trường đại học công lập Việt Nam là một vấn đề mới, khá phức tạp. Mục tiêu của việc tăng cường nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước trong các trường đại học công lập Việt Nam là huy động các nguồn tài chính ngoài kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho các trường đại học, sử dụng và chi tiêu đảm bảo hiệu quả, bền vững gắn với kết quả nâng cao chất lượng hoạt động của các trường. Với những nghiên cứu chi tiết về tăng cường nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước trong các trường đại học công lập Việt Nam, tác giả đã làm rõ được một số vấn đề sau:

- Làm rõ các luận cứ trong việc tăng cường nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước trong các trường đại học công lập Việt Nam.

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cơ chế, cơ chế quản lý tài chính đối với nguồn tài chính ngoài ngân sách; luận án đưa ra các nội dung chi tiết về huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước dựa trên quan điểm về cơ chế vận hành GDĐH.

Ngoài ra, những phân tích trong chương 1 cho thấy việc huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước trong các trường đại học công lập chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và cơ chế tác động. Từ đó, tìm ra được những luận điểm giúp cho việc huy động được phù hợp hơn, toàn diện hơn và luôn đạt được mục tiêu cuối cùng là hiệu quả tài chính gắn với sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học.

- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm huy động nguồn tài chính trong các trường đại học ở một số nước trên thế giới, tác giả cũng đã đúc rút, tổng kết được một số bài học cho Việt Nam. Toàn bộ nội dung nghiên cứu được trình bày trong chương 1 của luận án là cơ sở để vận dụng nghiên cứu thực trạng huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước trong các trường đại học công lập Việt Nam ở chương 2.

60

Chương 2

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 56 - 60)