III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị
440 510 590 690 800 2 Kỹ thuật công nghệ 600 700 810 950 1
3.1.3. Quan điểm về đảm bảo tài chính cho giáo dục đại học công lập
Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động theo đúng tinh thần chỉ đạo trong kết luận số 37-TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”. Nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính và thực hiện có lộ trình việc xóa bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ. Chuyển đổi
124
cơ chế cấp phát kinh phí sang hình thức đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại hình dịch vụ để các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về kinh phí chi thường xuyên.
a) Quan điểm đổi mới cơ chế tài chính đối với các trường đại học công lập:
- Đổi mới phương thức phân bổ kinh phí NSNN cho giáo dục đại học theo hướng ưu tiên hỗ trợ mức NSNN cao hơn và giảm học phí đối với các ngành học khoa học cơ bản, các ngành học Nhà nước cần, nhưng không hấp dẫn với người học cũng như cơ sở đào tạo (chuyên ngành khoa học cơ bản, năng lượng nguyên tử, nghệ thuật truyền thống, nông lâm ngư nghiệp…). Giảm mức hỗ trợ kinh phí từ NSNN và tăng học phí đối với những chuyên ngành học theo nhu cầu cá nhân, những ngành học có khả năng xã hội hóa cao (chuyên ngành tài chính, ngân hàng, thương mại và một số chuyên ngành khác ).
- Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành khó tuyển sinh, những ngành phục vụ phát triển kinh tế mũi nhọn..., cung cấp nhân lực cho các khu công nghiệp, các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người: NSNN cấp kinh phí theo phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ trên cơ sở tính đủ các chi phí hoạt động để đảm bảo chất lượng đào tạo đạt chuẩn đầu ra.
- Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động theo hướng thực hiện cơ chế giao vốn bảo toàn phát triển vốn và hạch toán chi phí, quản trị như doanh nghiệp.
b) Quan điểm đổi mới cơ chế cơ chế hoạt động đối với các trường đại học công lập:
- Về mở ngành đào ta ̣o: Các đơn vị được mở ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ khi đảm đại học, cao đẳng, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ khi đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và chương trình
125
đào tạo phù hợp với ngành đào tạo, trình độ đào tạo theo các quy định hiện hành và có trách nhiệm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi thực hiện.
- Về chương trình đào tạo: Xây dựng các chương trình đào tạo của đơn vị theo mô hình của các trường đại học tiên tiến trên thế giới trên cơ sở tuân theo thủ tục, qui trình xây dựng và ban hành chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có trách nhiệm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi, kiểm tra.
- Về tuyển sinh: Các cơ sở đào tạo tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở các tiêu chí, các quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ động xây dựng phương án tuyển sinh trên nguyên tắc đảm bảo cơ cấu chất lượng đầu vào phù hợp với từng hệ, ngành đào tạo, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Về hoạt động liên doanh , liên kết và hợp tác quốc tế : Trên cơ sở quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về những nội dung bắt buộc của chương trình đào tạo, đơn vị quyết định hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở nước ngoài đã kiểm định chất lượng (có trong danh mục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận) và được công nhận kiểm định chất lượng; Quyết định trong việc hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở trong nước để đào tạo theo nhu cầu xã hội, theo đặt hàng của các địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức có nhu cầu với cam kết đảm bảo các điều kiện về chất lượng theo quy định hiện hành.
- Về văn bằng, chứ ng chỉ: Các cơ sở đào tạo được xây dựng phương án in các loa ̣i văn bằng, chứng chỉ theo mẫu thiết kế riêng khi đáp ứng các nội dung bắt buộc của hệ thống văn bằng chứng chỉ của nhà nước, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và phê duyệt; chịu trách nhiệm quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho các trình độ đào tạo, chương trình và loại hình đào tạo của trường phải phù hợp với quy định về văn bằng, chứng chỉ của Luật Giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo; công khai các thông tin liên quan về việc cấp văn bằng chứng chỉ trên website của đơn
126
vị để người học, các cơ quan tuyển dụng lao động cũng như các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, giám sát.
- Về khoa học và công nghệ: Căn cứ vào định hướng ưu tiên phát triển khoa học và công nghệ của nhà nước, nhu cầu của xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp, chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của đơn vị, các cơ sở đào tạo tự xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ và biện pháp tổ chức thực hiện. Căn cứ vào các danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành và địa phương công bố hàng năm. Các cơ sở đào tạo quyết định việc tham gia tuyển chọn, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp Nhà nước và biện pháp tổ chức thực hiện; được ký hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Quyết định biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan nhà nước giao hoặc đặt hàng, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu; Quyết định việc quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khoa học và công nghệ của trường theo hướng giảm các thủ tục hành chính, khoán chi tiêu để tăng tính chủ động của các chủ nhiệm đề tài, dự án.
c) Quan điểm đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính , tài sản đối với các trường đại học công lập:
- Về học phí và các khoản thu sự nghiệp:
* Học phí hệ chính quy đối với các chương trình đại trà: Các cơ sở đào tạo, dạy nghề được tự xác định mức học phí trên cơ sở trần học phí đã được qui định tại Nghi ̣ đi ̣nh số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn , giảm học phí, hỗ trợ chi phí ho ̣c tâ ̣p và cơ chế thu , sử du ̣ng ho ̣c phí đối vớ i cơ sở thuô ̣c hê ̣ thống giáo du ̣c quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.
* Học phí đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao: Căn cứ vào quy định của pháp luật và mức chi thường xuyên nhà nước cấp, thí
127
điểm cho một số cơ sở đào tạo tự xây dựng mức ho ̣c phí đối với các chương trình đào ta ̣o chất lượng cao tương xứng với các điều kiện đảm bảo chất lượng theo nguyên tắc đủ bù đắp chi phí đào ta ̣o và công bố công khai mức học phí của năm học và dự kiến toàn khóa đối với mỗi chương trình trước khi tổ chức tuyển sinh. Trường có trách nhiệm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi thực hiện.
* Học phí đối với các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo theo địa chỉ , theo đặt hàng của các địa phương , doanh nghiệp , Bộ, ngành, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế : Trên cơ sở thỏa thuâ ̣n của các bên liên quan, các cơ sở đào tạo được quyết định các mức học phí, lệ phí tương xứng để đủ trang trải toàn bộ chi phí đào tạo, đồng thời hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
* Đối với các hoạt động dịch vụ chuyển g iao khoa học công nghê ̣ và dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạo theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước , Trường được quyết đi ̣nh các mức thu , khoản thu cụ thể theo nguyên tắc đủ bù đắp chi phí và có tích lũy.
- Về sử du ̣ng nguồn tài chính:
Nguồn tài chính của các cơ sở đào tạo bao gồm :
* Nguồn thu từ ngân sách nhà nước :(i) Kinh phí chi cho các hoạt động thường xuyên (ii) Kinh phí thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao, (iii) Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ theo dự án và kế hoạch hàng năm, (iiii) Vốn đối ứng các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, (iiiii) Viện trợ ODA.
* Nguồn thu hợp pháp khác: (1) Thu học phí, lệ phí từ người học, (2) Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ, (3)Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, (4) Đầu tư của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để phát triển giáo dục theo quy
128
định của pháp luật, (5)Tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà biếu, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước, (6) Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trường được tự chủ trong việc lập kế hoạch và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp thường xuyên và các nguồn thu hợp pháp khác để chi cho các hoạt động thường xuyên, tăng cường năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý nhà trường trên cơ sở chấp hành Qui chế chi tiêu nội bộ của trường và các quy định của nhà nước về quản lý tài chính.
Được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để phản ánh các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại để phản ánh các khoản kinh phí thuộc nguồn thu hợp pháp của trường (được sử dụng lãi tiền gửi ngân hàng như là một nguồn thu hợp pháp).
- Về quản lý và sử du ̣ng tài sản:
Các cơ sở đào tạo công lập được phép quản lý và sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008 và Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ.
Đối với tài sản tự có, các trường quản lý và sử dụng theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của trường, trong đó: Được quyết định mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động theo quy hoạch phát triển trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tham gia đấu thầu các hoạt động dịch vụ, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của trường; được sử dụng thương hiệu, uy tín, chất lượng, tài sản đầu tư từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn vay, vốn huy động của cán bộ giảng viên, viên chức trong trường để quyết định liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trường và quy định của pháp luật.
129
Các hoạt động liên doanh , liên kết đối với các tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư phát triển và thực hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng di ̣ch vụ của trường được hưởng ưu đãi theo quy định của Chính phủ quy định tại Nghị đi ̣nh số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/8/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục , dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.