Đánh giá thực trạng huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước trong các trường đại học công lập

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 107 - 110)

III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị

440 510 590 690 800 2 Kỹ thuật công nghệ 600 700 810 950 1

2.3 Đánh giá thực trạng huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước trong các trường đại học công lập

nước trong các trường đại học công lập

Qua điều tra, khảo sát của nhóm thực hiện đề tài “Đổi mới quản lí nhà trường đại học Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” mã số B2010-37-91CT, chủ nhiệm đề tài PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi [44] đã chỉ ra thực trạng huy động và sử dụng nguồn tài chính ngoài NSNN trong các trường đại học công lập ở Việt nam.

Thứ nhất, mức đầu tư tài chính toàn xã hội cho đào tạo tại các trường công lập rất thấp. Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế xã hội đã làm tăng mức GDP bình quân đầu người. Thêm vào đó, giá cả sinh hoạt cũng như xăng, dầu, điện nước đều tăng lên, nhưng khung học phí hầu như không thay đổi, làm cho việc đảm bảo chi thường xuyên của các trường gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường. ở nhiều trường đại học để thực hiện tự chủ tài chính, đã chủ trương khoán chi tiêu cho các bộ phận, trước hết là điện thoại, điện thắp sáng và diện tích ph ̣ng làm việc. Do khó khăn trong khai thác nguồn thu, có đơn vị đã trả lại diện tích phòng làm việc. Nhiều đơn vị không thể chi trả tiền điện thoại theo

108

định mức giao khoán, hoặc đã phải hạn chế liên hệ, làm gián đoạn thông tin, hoặc tìm nhiều cách khác nhau để thanh quyết toán, gây ra tình trạng thanh quyết toán không đúng quy định tài chính.

Cho đến nay, mức đầu tư kinh phí để đào tạo một sinh viên ở nước ta còn rất thấp. Từ khi đổi mới đến nay, mức đầu tư kinh phí cho đào tạo được tính từ hai nguồn. Một là từ kinh phí NSNN cấp cho chi thường xuyên để đào tạo, hai là từ nguồn thu học phí, lệ phí của người đi học. Tỷ lệ hai nguồn này, nhiều năm nay là tương đương. Song, nếu tính tổng mức học phí toàn xã hội nói chung đến năm 2005 của nước ta mới đạt khoảng 2,8 đến 3 triệu đồng cho 1 sinh viên trong 1 năm học.

So với mức đầu tư kinh phí của một số nước trong khu vực, chẳng hạn Trung Quốc, ta thấy mức đầu tư của ta còn rất thấp. Theo kết quả khảo sát đến năm 2005 học phí của sinh viên đại học Trung Quốc khoảng 12 triệu VNĐ/1Sv/1 năm. Như vậy, so với Việt Nam, học phí của sinh viên Trung Quốc cao hơn khoảng 1.200USD, nghĩa là gấp khoảng 2 lần so với Việt Nam, nhưng học phí đào tạo cho 1 sinh viên gấp hơn 4 lần.

Thứ hai, với những điều kiện hiện tại, hầu hết các trường đại học công lập khó có khả năng đảm bảo chi thường xuyên. Do hạn chế trong việc đa dạng hoá nguồn đầu tư, nhiều trường đại học gặp khó khăn trong nguồn thu sự nghiệp ngoài NSNN. Đặc biệt khó khăn là các trường khối y dược, thể thao và văn hoá nghệ thuật. Do đặc điểm về ngành nghề đào tạo, nguồn thu ngoài NSNN rất hạn chế, nên theo cơ chế hiện hành, các trường này rất khó tăng nguồn để tự cân đối thu chi thực hiện tự chủ tài chính.

Thứ ba, mặc dù nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có tăng, nhưng khả năng đảm bảo thu nhập và đời sống cho cán bộ giảng viên của các trường thấp và chưa ổn định.

Thu nhập của giáo viên các trường vẫn thấp và chưa ổn định. Trong cơ cấu thu nhập, tỷ lệ tiền lương từ NSNN cấp cho các trường đại học để đảm bảo chi thường xuyên còn rất cao. Tỷ lệ bình quân tiền lương trong thu nhập của giảng viên các trường đại học công lập khoảng 60%. Điều

109

này cho thấy, khả năng các trường đại học công lập tự đảm bảo chi thường xuyên nói chung là rất khó khăn.

Thứ tư, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của các trường đã được cải thiện một bước, nhưng vẫn chưa đảm bảo cho các trường đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu. Tình trạng thiếu giảng đường, phòng học cho sinh viên, thiếu phòng làm việc của giáo viên, thiếu giáo trình, tài liệu, thiếu phương tiện học tập vẫn còn là phổ biến ở hầu hết các trường đại học và cao đẳng . Chương trình đào tạo lạc hậu và không hội nhập được với lĩnh vực đào tạo quốc tế. Thực tế cho thấy, nguồn đầu tư của Nhà nước cho các trường đại học về lĩnh vực này thông qua các chương trình mục tiêu còn rất hạn hẹp. Những năm gần đây, tỷ lệ đầu tư cho các chương trình mục tiêu chỉ chiếm khoảng 5,5-5,8% tổng chi NSNN, và khoảng 2-3% tổng chi toàn xã hội cho các trường đại học. Với tỷ lệ đầu tư như thế, các trường đại học khó có khả năng nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiện hệ thống chương trình, giáo trình, có được hệ thống học liệu hiện đại cập nhật tình hình trong nước và quốc tế.

Thứ năm, phân cấp quản lý tài chính trong các trường chậm đổi mới, chưa tạo điều kiện cho các đơn vị cơ sở chủ động nguồn tài chính từ xã hội.

Hiện nay, trong hệ thống các trường đại học công lập, rất ít trường thực hiện phân cấp quản lý tài chính cho các đơn vị trực thuộc. Chính điều này đã hạn chế tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị trực thuộc trường huy động nguồn tài chính ngoài NSNN để phát triển nhà trường.

Các trường đại học công lập chưa được quyền xác lập mức học phí, vẫn phải hoạt động trong cơ chế bao cấp và bình quân về chính sách học phí. Trong cơ chế thị trường, nếu cơ sở nào đó có chất lượng đào tạo thấp lại định mức học phí cao, người học sẽ không chấp nhận, họ sẽ chuyển sang cơ sở đào tạo có chất lượng cao hơn phù hợp với mức học phí mà họ chi trả cho cơ sở đào tạo. Điều đó làm cho bản thân cơ sở đào tạo đó phải giảm mức học phí và phải cải thiện chất lượng đào tạo, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo hoàn chỉnh.

110

Đối với những cơ sở đào tạo có chất lượng cao là điều kiện để tiếp tục tăng chất lượng. Bởi lẽ, với mức học phí cao, số người vào học của các cơ sở này có thể giảm xuống. Nhưng với một số sinh viên ít hơn, quy mô giảng dạy nhỏ hơn, một mặt, nhà trường vẫn đủ tiền chi trả ở mức thoả đáng cho cán bộ giáo viên; mặt khác, giáo viên có thời gian điều kiện để nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Điều đó lại tạo điều kiện nâng cao chất lượng.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)