- Để tiếp cận các nguồn quỹ tài trợ của Liên bang (trợ cấp không hoàn lại, cho vay để sinh viên trả học phí và các chương trình khác của Liên bang)
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về tình hình phát triển giáo dục đại học Việt Nam
2.1 Tổng quan về tình hình phát triển giáo dục đại học Việt Nam 2.1.1 Tình hình chung về phát triển giáo dục đại học Việt Nam
Giáo dục đại học Việt Nam đã từng bước phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo, nguồn lực xã hội được huy động nhiều hơn và đạt được nhiều kết quả tích cực, cung cấp nguồn lao động chủ yếu có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và hội nhập kinh tế quốc tế.
Sơ đồ 1: Hệ thống giáo dục quốc dân của Việt nam
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, từ năm 1987 đến nay, hệ thống các cơ sở giáo dục đại học ở Việt nam đã phát triển mạnh.
61
Bảng 2.1: Số trường ĐH và CĐ trong cả nước
Năm 1987 Năm 2013 So sánh 2013/1987 Số trường %/số trg Số trường %/số trg Số trường ĐH và CĐ 101 421 416% Trường ĐH 63 62,0 207 49,1 328% Trường CĐ 38 38,0 214 50,9 563%
Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT
Về số trường: nếu năm 1987 cả nước có 101 trường đại học và cao đẳng (63 trường đại học, chiếm 62%; 38 trường cao đẳng, chiếm 38%) thì tính đến 31/12/2013 cả nước có 421 trường đại học và cao đẳng, tăng 4,16 lần (tính cả các trường thành viên của các Đại học; không kể các trường thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an). Trong đó có 207 trường đại học (chiếm 49,1%, gấp 3,28 lần so với năm 1987). Có 214 trường cao đẳng (chiếm 50,9%, gấp 5,63 lần so với năm 1987.
Bảng 2.2: Số trường ĐH theo loại hình sở hữu
Số trường Năm 1987 Năm 1997 Năm 2013
Tổng số ĐH 63 62 207
ĐH CL 63 47 153
ĐH ngoài CL 0 15 54
Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT
Số trường ngoài công lập đã tăng lên đáng kể. Năm 1987 chưa có trường ngoài công lập, nhưng đến năm 1997 có 15 trường đại học ngoài công lập (là các trường dân lập) và đến 31/12/2013 có 54 trường đại học ngoài công lập (gồm một số trường dân lập chưa chuyển đổi sang tư thục và các trường đại học tư thục).
62
Bảng 2.3: Số trường ĐH và CĐ giai đoạn 2001-2013
Năm học Tổng số Chia ra Loại hình
ĐH CĐ Công lập Ngoài công
lập 2001-2002 191 77 114 168 23 2002-2003 202 81 121 179 23 2003-2004 214 87 127 187 27 2004-2005 2300 93 137 201 29 2005-2006 279 125 154 244 35 2006-2007 322 139 183 275 47 2007-2008 369 160 209 305 64 2008-2009 396 169 227 323 73 2009-2010 403 173 230 326 77 2010-2011 414 188 226 334 80 2011-2012 419 204 215 337 82 2012-2013 421 207 214 338 83 Nguồn: Bộ GD&ĐT
Theo số liệu thống kê của Bộ Gáo dục và Đào tạo, tính đến 31/12/2013, đã có 40/63 tỉnh, thành phố có trường đại học (đạt tỷ lệ 63%); có 60/63 tỉnh, thành có trường cao đẳng (đạt tỷ lệ 95%) và có 62/63 tỉnh, thành có ít nhất 1 trường cao đẳng hoặc đại học (đạt tỷ lệ 98%, trừ tỉnh Đăknông vẫn chưa có trường đại học, cao đẳng). Số lượng trường đại học, cao đẳng ở các vùng cao, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đã tăng lên, như Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học, nhất là ở khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa, miền núi, con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Về cơ sở đào tạo sau đại học (bao gồm các trường đại học và viện nghiên cứu): năm 2013, cả nước có 159 cơ sở đào tạo sau đại học (71 viện nghiên cứu, chiếm 44,7% và 88 trường đại học, chiếm 55,3%), trong đó có 121 cơ sở đào tạo tiến sĩ và 101 cơ sở đào tạo thạc sĩ (trong đó có 6 trường đại học ngoài công lập được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ).
63
Về quy mô đào tạo cao đẳng, đại học: năm 1987 tổng số sinh viên là 133.136 SV, năm 1997 là 715.231 SV (tăng 5,4 lần), và năm 2013 là 2.171.399SV (tăng 3,03 lần so với năm 1997 và hơn 16,3 lần so với năm 1987).
Công bằng xã hội được thực hiện tốt hơn. Số con em diện chính sách, miền núi, dân tộc, vùng sâu, vùng xa được thu hút ngày càng đông vào các trường đại học và cao đẳng (bình quân 5 năm 2004 - 2008, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng hệ chính quy có hộ khẩu thường trú tại vùng cao miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 26,29%, số thí sinh là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ 4,71%, số thí sinh từ khu vực nông thôn và miền núi là 64,5% và số thí sinh nữ là 51,6% so với tổng số thí sinh trúng tuyển.
Tỷ lệ sinh viên/1 vạn dân cũng tăng, đối với hệ chính quy, năm 1997 là 80 sinh viên/1 vạn dân, năm 2006 là 166,5 sinh viên/1 vạn dân, năm 2009 là 195 sinh viên/1 vạn dân, đến năm 2010 đạt hơn 200 sinh viên/1 vạn dân theo đúng định hướng Nghị quyết số 14 của Chính phủ và Quyết định số 121 của Thủ tướng Chính phủ và mục tiêu chiến lược giáo dục 2001-2010.
Số giảng viên đại học, cao đẳng đã tăng từ 20.112GV năm 1997 lên 61.190GV năm 2009 (gấp 3 lần so với năm 1997), 87.682GV năm 2013 (gấp 4,36 lần so với năm 1997). Số giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng từ 2.041 người năm 1997 lên 6.217 người năm 2009 (gấp 3 lần so với năm 1997), và 9.562 người năm 2013 (gấp 4,68 lần so với năm 1997). Số giảng viên có trình độ thạc sĩ tăng từ 3.802 người năm 1997 lên 19.927 người (2010) (gấp 5,24 lần), 39.002 người năm 2013 (gấp 10,26 lần so với năm 1997). Số giảng viên là giáo sư, phó giáo sư tăng từ 526 người (1997) lên 2.117 người (2010) (gấp 4,02 lần).
Tính đến 31/12/2013 tổng số giảng viên cơ hữu của các trường đại học là 61.674 người; Số giáo sư là 320 người (0,52 %); Phó giáo sư là 1.966 người (3,21%); Tiến sĩ là 6.217 người (13,86%), số thạc sĩ là 22.831 người (51,2%).
64
Bảng 2.4: Số giảng viên các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2001-2013
Đơn vị: người
Năm học Tổng số Chia ra Loại hình
GV trường ĐH GV trường CĐ GV trường Công lập GV trường ngoài CL 2001-2002 35.938 25.546 10.392 31.419 4.519 2002-2003 38.608 27.393 11.215 33.347 5.261 2003-2004 39.985 28.434 11.551 34.914 5.071 2004-2005 47.646 33.969 13.677 39.993 7.653 2005-2006 48.579 34.294 14.285 41.915 6.664 2006-2007 53.518 38.137 15.381 45.800 7.718 2007-2008 56.120 38.217 17.903 51.287 4.833 2008-2009 61.190 41.007 20.183 54.904 6.286 2009-2010 69.897 45.961 23.936 60.400 9.497 2010-2011 74.573 50.951 23.622 63.329 11.244 2011-2012 84.108 59.672 24.436 49.742 9.930 2012-2013 87.682 61.674 26.008 49.932 11.742 Nguồn: Bộ GD&ĐT
Cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo thay đổi theo xu hướng hợp lý và hình thức đào tạo đa dạng hơn. Quy mô đào tạo đại học giảm từ 79,4% (năm 1997) xuống 72,3% (năm 2009) và xuống 59,65% (năm 2010); quy mô đào tạo cao đẳng tăng từ 20,6% (năm 1997) lên 27,7% (năm 2009) và lên 40,35 (năm 2010). Tỷ lệ đào tạo các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư, y dược, văn hóa - nghệ thuật, thể dục, thể thao tăng; đào tạo nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực công nghệ, thông tin, sinh học, vật liệu mới được ưu tiên.
Theo quy định của Luật Giáo dục 1998 và 2005, hình thức đào tạo cao đẳng, đại học được đa dạng hoá, gồm đào tạo chính quy tập trung và giáo dục thường xuyên/đào tạo không chính quy (vừa làm vừa học, đào tạo từ xa và tự học có hướng dẫn). Tổng quy mô đào tạo không chính quy hiện nay khoảng 25% tổng quy mô đào tạo của các trường đại học, cao đẳng. Cùng với đào tạo chính quy, đào tạo không chính quy ở các trường đại học, cao đẳng những năm qua, đã có những đóng góp đáng kể trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ
65
cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời cũng đã huy động được các nguồn lực trong xã hội phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục.
Việt Nam đã hình thành hệ thống cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng giáo dục đại học từ Trung ương đến các trường. Năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, sau đó đã hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng hình thành tổ chức chuyên trách về đảm bảo chất lượng ở các trường đại học, cao đẳng. Trên cơ sở đó, đến nay đã có 197 trường cao đẳng, chiếm 91,6% số trường cao đẳng trong cả nước và 190 trường đại học (kể cả các trường thành viên của các đại học) chiếm 93,1% số trường đại học trong cả nước, đã và đang triển khai tự đánh giá. Bộ GD&ĐT đã thành lập 2 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục độc lập tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo dục đại học Việt Nam đã có sự chuẩn hoá chương trình đào tạo, hiện đại hoá chương trình và điều kiện đào tạo qua hợp tác quốc tế với các đại học có uy tín ở nước ngoài. Nâng cao chất lượng giáo trình. Đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy.
Bộ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o đã ban hành Qu y chế thực hiện 3 công khai đối với các cơ sở giáo dục từ tháng 5/2009 (công khai cam kết chất lượng đào tạo và chất lượng thực tế của cơ sở đào tạo; công khai nguồn lực phục vụ đào tạo (giảng viên, giáo trình, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất…); công khai thu chi tài chính). Các nội dung của 3 công khai phải được công bố ở Website của mỗi trường, ở các khoa, thư viện để mọi người dễ tiếp cận.
Ngày 22/4/2010 Bô ̣ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o đã có văn bản số 2196/BGDĐT về việc hướng dẫn xây dựng và cô ng bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo. Quy định này yêu cầu các trường phải xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành đào ta ̣o của trường . Đây chính là cam kết của từng trường về chất lượng đào tạo của trường.
Từ năm 2007, Bộ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm phải căn cứ vào số giảng viên và
66
chất lượng giảng viên của trường, tỷ lệ sinh viên trên giảng viên của trường, năng lực thiết bị chuyên ngành phục vụ đào tạo, diện tích phòng học, phòng thí nghiệm theo đầu sinh viên… qua đó tạo ra sự ràng buộc khách quan giữa phát triển số lượng sinh viên và chất lượng đào tạo, nhằm tạo động lực cho quá trình nâng cao chất lượng đào tạo . Từ năm 2007, Bộ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o đã triển khai chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Theo đó, nhà trường cần xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của mỗi ngành đào tạo, đánh giá sự phù hợp của các chuẩn đó so với nhu cầu sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp, nhà nước, người sử dụng lao động. Bộ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o đã xác định tỷ lệ tối đa sinh viên/giảng viên của các khối ngành đào tạo khác nhau (Khối Kỹ thuật - Công nghệ: 20 sinh viên/1 giảng viên; Khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh: 25 sinh viên/1 giảng viên; Khối ngành Nghệ thuật, Thể dục thể thao: 15 sinh viên/1 giảng viên; …). Chính phủ cũng đã có Nghị quyết số 14 ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, trong đó xác định yêu cầu phải đạt tỷ lệ giảng viên là tiến sĩ qua từng giai đoạn, mục tiêu là đến năm 2020 phải đạt ít nhất 35% giảng viên có trình độ tiến sĩ . Để thực hiê ̣n mu ̣c tiêu này , Bộ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o đã triển khai chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng với quy mô ngày càng tăng.
Giáo dục đại học cũng đã thực hiện nhiều chủ trương và đạt được nhiều kết quả khác như: chuẩn hoá và nâng cao chất lượng các đầu vào của quá trình đào tạo đại học như: chuẩn hoá chất lượng sinh viên được nhập học; chuẩn hoá giảng viên đại học; chuẩn hoá đội ngũ lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng; chuẩn hoá chương trình đào tạo; hiện đại hoá chương trình và điều kiện đào tạo qua hợp tác với các đại học có uy tín ở nước ngoài: ví dụ đã phối hợp với các đại học có uy tín trên thế giới triển khai 35 chương trình đào tạo tiên tiến ở 23 trường đại học ở các ngành khoa học công nghệ mũi nhọn chọn lọc, chương trình đào tạo là của trường đối tác, giảng dạy bằng tiếng Anh, đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn của trường đối tác; đã đàm phán ký kết được các thỏa thuận công nhận tương đương bằng cấp giữa Việt Nam với 10 nước trên thế giới; đã ký 53 Điều ước quốc tế và Thoả thuận quốc tế về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với các nước ở cấp Chính phủ và cấp Bộ (không kể cấp trường);
67
đã cử 8.114 lưu học sinh đi học nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước và Hiệp định (trong đó đi học tiến sĩ là 2.789 người, thạc sĩ là 2.180 người, thực tập sinh là 673 người và đại học là 2.786 người); bình quân 1 năm cử trên 700 lưu học sinh đi học nước ngoài. Năm học 2008 - 2009 đã cử được trên 1.000 người đi học nước ngoài. Năm học 2009 – 2010 đã gửi 1075 lưu học sinh được đi học ở nước ngoài; có trên 30 trường đại học có chương trình hợp tác quốc tế tốt, có hiệu quả, đã đạt được thỏa thuận công nhận liên thông chương trình với các trường đại học nước ngoài, nhiều chương trình đại học 3+1 và 2+2 đã được ký kết. Ngày càng có nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ phối hợp với nước ngoài có cả giáo sư Việt Nam và giáo sư nước ngoài đồng hướng dẫn; đã có hai trường đại học xuất sắc của Việt Nam hợp tác với các nước đi vào hoạt động; đồng thời theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay có gần 10.000 sinh viên nước ngoài đang học tại các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam. Bắt đầu xuất hiện sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học các chương trình chuyên ngành bằng tiếng Anh v.v.
Về tài chính: Năm 2009 Quốc hội đã có Nghị quyết số 35 về định hướng đổi mới một số nội dung của cơ chế tài chính giáo dục, trong đó có tăng học phí cho giáo dục đại học, thực hiện cơ chế xã hội giám sát đầu tư cho giáo dục. Thủ tướng Chính phủ đã quy định chương trình cho học sinh hộ nghèo, cận nghèo vay để học phổ thông, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề. Những chính sách về bù đắp chi phí trong giáo dục đại học đã dẫn đến tỷ lệ học phí trong tổng nguồn thu của các cơ sở giáo dục tăng nhanh chóng, có nơi lên đến mức 70% (đặc biệt là các trường đại học ngoài công lập), triển khai chương trình xây ký túc xá cho 60% sinh viên Việt Nam, tạo một cơ hội hết sức to lớn để tạo ra và phát huy thế mạnh của con người Việt Nam được đào tạo trong giai đoạn tăng tốc phát triển bền vững và hội nhập.
Việt Nam đã tăng gấp đôi đầu tư cho giáo dục kể từ năm 2000. Nhà nước vẫn là người cung cấp và tài trợ chủ yếu của ngành, mức đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo nói chung tính theo tỷ lệ GDP, đã tăng từ 3% năm 2000 lên gần 6% trong năm 2008 và lên 6,6% năm 2009. Chi tiêu tính theo tỷ lệ phần trăm tổng ngân sách nhà nước tương tự đã tăng đều đặn từ 15% năm 2000 lên 19% trong năm 2008 và lên 25% trong năm 2009. Tương tự như nhiều nước
68
đang phát triển, phần lớn các chi tiêu này là các chi phí hoạt động thường xuyên và chương trình mục tiêu (từ 75% đến 88% so với cùng kỳ) và nguồn tài chính để đầu tư phát triển hệ thống và đổi mới là rất hạn chế.