- Triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể
1.3.1. Các nguồn tài chính ngoài NSNN và cơ chế huy động
35
Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước đầu tư và hỗ trợ tài chính cho các trường đại học công lập rất hạn chế. Để đảm bảo điều kiện nguồn tài chính cho hoạt động của các trường đại học công lập, cần huy động các nguồn tài chính ngoài kinh phí ngân sách nhà nước cấp. Cách thức huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước trong các trường đại học công lập thường được thực hiện qua các hình thức:
Thứ nhất: Nguồn đóng góp từ sinh viên và gia đình . Với chủ trương “chia sẻ chi phí” , nguồn đóng góp của sinh viên thông qua học phí và các khoản phí khác đang là nguồn thu ngày càng lớn của các cơ sở giáo dục đại học ở phần lớn các nước trên thế giới. Đối với các trường công lập, đóng góp của sinh viên và trợ cấp từ chính phủ là hai nguồn thu chủ yếu để trang trải cho hoạt động của các trường này. Đối với các trường tư , thì đóng góp của sinh viên la ̣i là nguồn thu chính.
Tuy nhiên do chính sách của từng quốc gia , tỷ lệ đóng góp của người dân cho giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c giữa các nước cũng rất khác nhau . Theo UNESCO (2008), tỷ lệ chi trả của người dân cho giáo dục đại học ở các nước OECD là 24,3%. Hàn quốc và Mỹ là hai nước có tỷ lệ đóng góp của người dân cho giáo dục đại học cao nhất , lần lượt là 79% và 64,6%. Trong nhóm nước này , Đức, Pháp là những nước mà người dân phải đóng góp ít nhất , và lần lượt là 13,6 và 16,1%. Cũng theo UNESCO (2008), đóng góp của người dân ở nhóm các nước mới phát triển là 44,8%, cao hơn khối nước OECD. Cụ thể, tỷ lệ này ở Chile là 84,5%, Indonesia là 56,2%. Với xu hướng ho ̣c phí ngày càng tăng, trong những năm tới dự kiến tỷ lê ̣ đóng góp của người dân cho giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c sẽ còn cao hơn nữa.
Thứ hai: Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của các trường. Thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ; lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như tiền thu từ các loại lệ phí, tiền giáo trình, giấy thi, các dịch vụ giữ xe, quầy văn phòng phẩm,… theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy. Với
36
cách làm này, không những có thể nâng cao thu nhập của nhà trường mà còn có thể tạo ra nguồn vốn riêng, bổ sung cho những chi phí khác còn thiếu của nhà trường. Các trường có thể khai thác nguồn thu không nhỏ từ hoạt động này, đặc biệt là hoạt động tư vấn, cung ứng dịch vụ, phát hành sách, ấn phẩm, dự án sản xuất thử - thử nghiệm.
Thứ ba: Nguồn đóng góp , hỗ trợ c ủa các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Các trường đại học thường có các hoa ̣t đô ̣ng gây quỹ để kêu go ̣i sự đóng góp từ cộng đồng các doanh nghi ệp, các tổ chức , cá nhân dưới các hình th ức quà tặng/quỹ từ thiện. Mục đích của các quỹ/quà tặng có thể rất khác nhau như tặng để xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị thêm các thiết bị hiện đại, hỗ trợ nghiên cứu hay quà tặng để cấp học bổng cho sinh viên. Trong những năm vừa qua, hoạt động gây quỹ thông qua các hình thức này đang được các trường rất chú tro ̣ng.
Thứ tư: Các trường đại học công lập có thể huy động nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết cuả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt nam cơ chế huy động góp vốn mới đang thực hiện đối với trường đại học tư thục.
Thứ năm: Huy động nguồn vốn ngoài nước. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, vốn đầu tư không chỉ vận động trong phạm vi biên giới của một quốc gia, mà có thể di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, phục vụ cho mục đích của chủ thể sở hữu. Giáo dục mặc dù luôn nhận được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và của các chủ thể khác ở trong nước, nhưng vì nhiều nguyên nhân, hệ thống giáo dục ở nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển, luôn trong tình trạng thiếu nguồn tài lực để phát triển. Đây chính là tiền đề và cơ sở để các nước đang phát triển vận động và thu hút vốn nước ngoài đầu tư phát triển giáo dục. Căn cứ theo phương thức chuyển giao, sử dụng vốn và xét trên giác độ nước đang phát triển tiếp nhận vốn, thì vốn nước ngoài được thể hiện dưới hai hình thức đầu tư chủ yếu:
Đầu tư quốc tế gián tiếp: Hình thức này bao gồm tài trợ phát triển chính thức, vay thương mại từ các ngân hàng, đầu tư thông qua các công cụ của thị
37
trường tài chính, các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ, và một số nguồn tài trợ khác.
Tài trợ phát triển chính thức (Offical Development Finance - ODF) là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ và các Chính phủ (hoặc cơ quan đại diện Chính phủ) cung cấp. Đặc điểm của nguồn vốn này là có mức lãi suất thấp và thời hạn vay dài hơn so với các khoản vay theo điều kiện thị trường. Tài trợ phát triển chính thức được chia thành hỗ trợ phát triển chính thức (Offical Development Assistance - ODA) và các hình thức tài trợ chính thức khác.
Như vậy có thể thấy, nguồn tài chính để thực hiện các hoạt động và đảm bảo hoạt động có chất lượng của trường đại học công lập gồm kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các khoản kinh phí ngoài ngân sách nhà nước. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho các trường đại học công lập luôn đóng vai trò chủ đạo và đi theo một quy trình cơ bản từ thu nhập quốc dân đến hình thành tài chính quốc gia. Bên cạnh đó các khoản kinh phí ngoài ngân sách nhà nước ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí hoạt động của trường đại học công lập và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động của các trường đại học công lập.
Đối với nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước, cơ chế quản lý tài chính được áp dụng để huy động và sử dụng nguồn tài chính ngoài NSNN cấp chủ yếu được thực hiện theo các quy chế chi tiêu nội bộ của các trường đại học. Vì vậy có phần mang ý nghĩa thị trường hơn, linh hoạt hơn, không hoàn toàn chịu sự chi phối trực tiếp bởi những quy định của Nhà nước như cơ chế quản lý tài chính áp dụng cho nguồn tài chính được ngân sách cấp.