- Để tiếp cận các nguồn quỹ tài trợ của Liên bang (trợ cấp không hoàn lại, cho vay để sinh viên trả học phí và các chương trình khác của Liên bang)
2.1.2. Thực trạng về tình hình tự chủ tài chính của các trường đại học
Từ năm 2006, cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo được áp dụng theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ , tổ chức bộ máy , biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Nghị định 43) theo hướng mở rộng đối tượng áp dụng, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ về tài chính mà tự chủ cả việc thực hiện nhiệm vụ và tổ chức bộ máy.
Trong quá trình thực hiện Nghị định 43, nhiều vấn đề mới về quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến hoạt động giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c như: xã hội hóa giáo dục, đào tạo theo nhu cầu xã hội, đổi mới quản lý, đổi mới công tác tuyển sinh, hợp tác quốc tế; cơ chế thu, sử du ̣ng ho ̣c phí, miễn giảm ho ̣c phí , hỗ trợ chi phí ho ̣c tâ ̣p chưa đư ợc đổi mới và thể chế hóa đầy đủ. Để đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục đào tạo, Quốc hội Khóa XII đã ban hành Nghị quyết 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015, trong đó đã chỉ rõ: “Nhà nước đảm bảo vai trò đầu tư chủ yếu cho giáo dục và đào tạo” và nhấn mạnh “Hoàn thiện cơ sở pháp lý và chính sách để các cơ sở đào tạo nghề và đại học công lập được tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính”.
Thông báo Kết luận số 37/TB-TW ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận số 37/TB-TW của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công” trong lĩnh vực giáo dục đại học, đã nhấn mạnh “Nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị công lập đồng bộ cả về tổ
71
chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính và thực hiện có lộ trình việc xóa bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ”.
Trong lĩnh vực giáo dục đại học, thực hiện tốt nội dung về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu, triển khai nội dung Kết luận tại Hội nghị Trung ương 6, khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; đồng thời tác động tích cực đến sự phát triển cả về số lượng và chất lượng dịch vụ giáo dục đại học, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và có điều kiện thực hiện chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với đội ngũ nhà giáo, học sinh tài năng, học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh nghèo.
Từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo có 54 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, thuộc đối tượng thực hiện Nghị định 43. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị về việc phân bổ dự toán NSNN và giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp.
Bảng 2.5: Giao quyền tự chủ cho các đơn vị SNCL của Bộ GD&ĐT
Đơn vị: số đơn vị
Loại tự chủ 2008-2010 2011-2013
Các đơn vị tự đảm bảo KP thường xuyên 10 8
Các đơn vị tự đảm bảo một phần 34 39
Các đơn vị được đảm bảo toàn bộ ngân sách 10 7
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Xem xét mức độ thu sự nghiệp hàng năm của các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ GD&ĐT để thấy tình hình thực hiện kế hoạch.
72
Bảng 2.6: Mức độ thực hiện kế hoạch thu hàng năm
Đơn vị: triệu đồng, %
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng số % so với 2007 Tổng số % so với 2008 Tổng số % so với 2009 Tổng số % so với 2010 Tổng số % so với 2011 KH Thu SN Bộ giao (1) 1.597.200 121 1.810.600 113 3.032.000 167 3.917.101 129 5.240.060 134 Thực hiện (2) 3.021.183 122 3.541.635 117 4.431.792 125 5.653.322 128 5.879.450 104 % thực hiện so với KH giao (2/1) 189 196 146 124 112
(Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Hàng năm căn cứ chỉ tiêu thu sự nghiệp do Bộ Tài chính giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức giao dự toán thu sự nghiệp cho các đơn vị trực thuộc, trên cơ sở phân loại các đơn vị sự nghiệp đã được Bộ Tài chính thông qua. Căn cứ vào quyết toán thu chi ngân sách nhà nước hàng năm cho thấy số thực hiện đều vượt kế hoạch được giao. Cụ thể là: năm 2008 vượt 89%, năm 2009 vượt 96%, năm 2010 vượt 46%, năm 2011 vượt 24% và năm 2012 vượt 12%. Việc thực hiện vượt kế hoạch đã cho thấy các trường trực thuộc Bộ đã phấn đấu thu và quản lý tốt các nguồn thu sự nghiệp, mở rộng và tăng cường các hoạt động sự nghiệp giáo dục nhằm tạo nguồn thu để tăng cường cơ sở vật chất, có thêm điều kiện để cải thiện đời sống cán bộ giáo viên. Từ năm 2010 số thu tuyệt đối tăng cao do mức học phí đã được điều chỉnh tăng theo qui định của Nghị định số 49/NĐ-CP ngày 14/5/2010. Cũng từ năm 2010, Bộ yêu cầu các cơ sở đào tạo phải tự xác định chỉ tiêu đào tạo trên cơ sở năng lực thực tế của các đơn vị thông qua 2 chỉ tiêu chính là: tỷ lệ học sinh/giáo viên và số m2
diện tích sử dụng/sinh viên. Với qui định này, các trường không được tuyển sinh vượt quá năng lực đào tạo của mình, kể cả chỉ tiêu đào tạo chính quy và không chính quy, để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Chính vì vậy tốc độ tăng thu đã
73
có dấu hiệu giảm dần(năm 2010 vượt 46%, năm 2011 vượt 24% và năm 2012 vượt 12%).
Mức độ đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của nhóm các đơn vị tự đảm bảo chi phí thường xuyên thể hiện trong bảng 2.7 sau đây.
Bảng 2.7: Đánh giá mức độ đảm bảo chi phí hoạt động của các đơn vi tự đảm bảo 100% kinh phí
Đơn vị: Triệu đồng
Số TT Nội dung
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
I Thu sự nghiệp 1.552.679 1.845.449 1.787.674