Đối với nguồn vốn ngoài nước:

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 104 - 107)

III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị

440 510 590 690 800 2 Kỹ thuật công nghệ 600 700 810 950 1

2.2.2 Đối với nguồn vốn ngoài nước:

Ngay sau khi Việt Nam khơi thông lại mối quan hệ với các tổ chức quốc tế, các trường đại học công lập ở Việt Nam đã nhận được sự cam kết hỗ trợ mạnh mẽ của nhiều nhà tài trợ, bao gồm cả song phương và đa phương. Đến nay, đã có 6 tổ chức quốc tế và 18 quốc gia thực hiện tài trợ độc lập hoặc đồng tài trợ cho sự phát triển giáo dục đại học của Việt Nam. Nguồn vốn này đã trở thành nguồn lực bổ sung quan trọng, cần thiết giúp các cơ sở đào tạo công lập xây dựng thêm cơ sở vật chất, đổi mới các thiết bị phục vụ học tập nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu về đào tạo chất lượng cao trong xã hội.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 1998- 2009, tổng giá trị hiệp định ODA về Giáo dục – đào tạo được ký kết là hơn 1.375,47 triệu USD tương đương 26.133 tỷ đồng, trong đó vốn vay khoảng 953,11 triệu USD, viện trợ không hoàn lại khoảng 422,36 triệu USD. Và 43,8% số kinh phí này được dành cho giáo dục đại học, tương đương 11.440 tỷ đồng.

Trong những năm qua, giáo dục đại học Việt Nam cũng đã nhận được tài trợ của nhiều Dự án nước ngoài. Chẳng hạn: Từ năm 2006 – 2009, thông qua Chính phủ, giáo dục đại học Việt Nam nhận được viện trợ từ các tổ chức (Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Á Châu) khoảng 1.500.000 USD, tập trung vào các nội dung chính:

- Nâng cao sự gắn kết, tính linh hoạt và khả năng thích ứng của giáo dục đại học đối với nhu cầu đang thay đổi của xã hội và nền kinh tế thị trường.

- Tăng cường năng lực thể chế của hệ thống giáo dục đại học. - Nâng cao chất lượng nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và nghiên cứu của các trường đại học.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ Việt Nam có trình độ sau đại học tại các cơ sở giáo dục ở nước ngoài.

105

Như vậy, các nguồn tài chính từ các Dự án đã phần nào giúp các trường hiện đại hóa cơ sở vật chất, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên, cán bộ.

Thu hút và sử dụng vốn nước ngoài đầu tư phát triển giáo dục phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển giáo dục của quốc gia. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển giáo dục là định hướng, nền tảng để xây dựng kế hoạch tài chính phục vụ mục tiêu phát triển giáo dục. Vốn nước ngoài là một cấu phần trong kế hoạch tài chính tổng thể. Như thế, lẽ dĩ nhiên, việc thu hút và sử dụng vốn nước ngoài đầu tư phát triển giáo dục phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Yêu cầu thu hút và sử dụng vốn nước ngoài phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục của quốc gia được đề cao hơn do đối tượng của giáo dục là con người. Giáo dục Việt Nam hiện đang là lĩnh vực khá nhạy cảm. Trong xã hội còn tồn tại nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về giáo dục và mô hình phát triển giáo dục.

Sự tham gia hoạt động của các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và việc triển khai các dự án giáo dục do cộng đồng quốc tế tài trợ làm phát sinh mối lo ngại về nguy cơ chệch hướng phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia. Chính vì lẽ đó, thu hút và sử dụng vốn nước ngoài nhất thiết phải nằm trong kế hoạch phát triển giáo dục, phục vụ tốt nhất cho những mục tiêu đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Vốn nước ngoài là nguồn lực quan trọng để phát triển giáo dục nhưng không thể thay thế vốn đầu tư trong nước. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với vốn nước ngoài đó là: vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng, là nguồn vốn bổ sung. Quan điểm này khẳng định tính tự chủ của Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển giáo dục nói riêng.

106

Tài chính là công cụ đảm bảo đạt được mục tiêu của giáo dục. Cơ cấu các nguồn vốn có ảnh hưởng lớn đến xu hướng và sự phát triển của hệ thống giáo dục. Việc tiếp nhận và sử dụng vốn nước ngoài đầu tư phát triển giáo dục của Việt Nam là cần thiết, và như trên đã khẳng định phải phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và góp phần vào việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nhưng, để đảm bảo thực hiện được điều đó, vốn trong nước (đặc biệt là vốn NSNN) phải giữ vai trò chủ đạo, định hướng nguồn lực bên ngoài. Nguồn lực bên ngoài chỉ nên coi là chất xúc tác, bổ sung cho quá trình phát triển giáo dục Việt Nam.

Sử dụng vốn nước ngoài đầu tư phát triển giáo dục cần đảm bảo tính hiệu quả. Đối với một quốc gia, vốn nước ngoài là nguồn lực quý giá nhưng không phải là vô hạn. Thực tế cho thấy, lượng vốn quốc tế mà quốc gia tiếp nhận được phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả sử dụng nguồn lực này. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể đầu tư và gia tăng vốn của mình ở những quốc gia có môi trường đầu tư thuận lợi, có khả năng đem lại mức lợi nhuận cao. Còn đối với các nhà tài trợ quốc tế, mặc dù có chiến lược dành một tỷ lệ lớn và ngày càng nhiều hơn trong tổng viện trợ của mình cho giáo dục, nhưng lại đang có xu hướng chuyển dần từ viện trợ nhân đạo sang viện trợ phát triển. Tức là, các nhà tài trợ quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ của nước tiếp nhận. Xu hướng này đòi hỏi các nước đang và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam phải tăng cường năng lực tối đa mới có thể tận dụng những cơ hội mà cộng đồng quốc tế dành cho.

Hơn nữa, đối với Việt Nam, do duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và trong thời gian dài, nên sẽ sớm thoát ra khỏi nhóm các nước nghèo, lượng vốn ODA các nhà tài trợ dành cho Việt Nam nói chung và cho giáo dục nói riêng trong thời gian tới sẽ giảm đi. Đứng trước thực tế đó, Nhà nước cần quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường pháp lý cần thiết để nguồn lực này phát huy hiệu quả cao nhất đối với sự nghiệp phát triển giáo dục quốc gia.

107

Phát huy tính chủ động trong thu hút và sử dụng vốn nước ngoài đầu tư phát triển giáo dục. Tính chủ động trong thu hút, sử dụng vốn nước ngoài được thể hiện ở việc nước chủ nhà xây dựng và đưa ra danh mục dự án kêu gọi vốn tài trợ và khuyến khích đầu tư, đồng thời có đủ năng lực quản lý nhà nước đảm bảo các dự án giáo dục sử dụng vốn nước ngoài hoạt động có hiệu quả. Tính chủ động còn được thể hiện trong việc Chính phủ nỗ lực hài hoà quan hệ với các nhà tài trợ, cùng với các nhà tài trợ xây dựng thủ tục tiếp nhận và sử dụng ODA. Tính chủ động là yêu cầu cần thiết để đảm bảo sử dụng vốn ODA có hiệu quả. Năng lực quản lý của nước chủ nhà đóng vai trò quan trọng, định hướng các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Trong giáo dục, đó là đảm bảo mục tiêu, nội dung, tính chất của hệ thống giáo dục. Có như vậy, giáo dục Việt Nam mới mang bản sắc của Việt Nam, nhưng vẫn có khả năng hội nhập trên trường quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)