Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 110 - 112)

III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị

440 510 590 690 800 2 Kỹ thuật công nghệ 600 700 810 950 1

2.3.1. Những kết quả đạt được

Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, Giáo dục đại học đã đạt được nhiều thành công, trong đó có việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các trường đại học công lập. Các kết quả đó thể hiện như sau:

Thứ nhất: Thực hiện Luật NSNN năm 2002 và Nghị định 10/2002/NĐ-CP và Nghị định số 43/NĐ-CP của Chính phủ, phương thức lập và phân bổ dự toán được điều chỉnh thay vì cấp ngân sách theo hạn mức hàng tháng đến từng khoản mục chi của mục lục NSNN do Bộ Tài chính quy định, các trường đại học được cấp và giao dự toán chi ngân sách ngay từ đầu năm theo một mục chi (chi khác). Các trường đại học sẽ căn cứ vào khối lượng và kết quả công việc để rút dự toán và chi tiêu kinh phí. Những điều chỉnh này đã tăng hơn quyền chủ động cho các trường đại học trong việc sử dụng kinh phí. Đặc biệt đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao, với yêu cầu tiếp cận các tiêu chuẩn, kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động đào tạo, quản lý thì việc tăng quyền tự chủ quyết định sử dụng kinh phí có ảnh hưởng tích cực tới kết quả hoạt động.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động sẽ không còn bị khống chế mức trần tiền lương như Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ trước đây, sau khi hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước và trích lập các quỹ theo quy định, đây là điểm mới sửa đổi để khắc phục những quy định đang bó buộc các đơn vị sự nghiệp trong những năm qua. Mức tăng thu nhập người lao động còn tuỳ thuộc nguồn thu của từng đơn vị.

111

Thứ hai: Đã có những đổi mới trong việc quản lý và điều hành ngân sách, trong việc phân loại đơn vị sự nghiệp có thu dựa trên khả năng đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên để từ đó có cơ sở cấp ngân sách. Đây là một biện pháp nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước đồng thời tăng cường tính chủ động cho các trường đại học công lập.

Thứ ba: Các trường đại học công lập được quyền tự chủ huy động nguồn vốn phát triển hoạt động sự nghiệp nhờ việc đa dạng hoá các hình thức đào tạo như đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, đào tạo liên kết với nước ngoài, ... có thể vay các tổ chức tín dụng, huy động của các cán bộ, viên chức trong đơn vị, từ các nhà đầu tư thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết, .... khai thác các nguồn tài chính trong dân cư, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các tổ chức quốc tế để tăng nguồn lực tài chính đầu tư cho các trường đại học.

Thứ tư: Nguồn thu từ học phí đã góp phần huy động được nguồn tài chính đáng kể từ người học và gia đình người học để đầu tư phát triển các trường đại học công lập. Áp dụng chế độ “chia sẻ chi phí đào tạo” là chủ trương đúng đắn trong bối cảnh ca ̣nh tra ̣nh mang tính toàn cầu , nhu cầu theo ho ̣c đa ̣i ho ̣c của người dân rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng , trong khi khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước còn ha ̣n chế . Chính sách học phí đã được xã hô ̣i chấp nhâ ̣n.

Quy định mức, khung học phí có tính đến đặc điểm của ngành học, khả năng chi trả của tầng lớp dân cư, khu vực, có quy định miễn giảm học phí cho một số đối tượng, phù hợp mức sống và thu nhập nhân dân địa phương nhất là con em nông dân, vùng sâu, vùng xa. Đối tượng miễn giảm học phí tuy còn ít nhưng đã góp phần phát triển giáo dục, từng bước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục đại học, động viên khuyến khích các đối tượng chính sách và người nghèo học tập bậc cao hơn, nhất là gia đình có thu nhập thấp, con em nông dân.

Thứ năm: Đồng thời với việc khai thác nguồn thu, các trường đại học công lập được tự chủ xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thông

112

qua quy chế chi tiêu nội bộ tạo cơ sở tăng thu, tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức, đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc kiểm tra, kiểm soát và giám sát thu, chi của cơ quan chủ quản và cơ quan Tài chính, Kiểm toán và Kho bạc. Thu nhập bình quân của cán bộ, giáo viên từng bước được cải thiện, việc chi trả thu nhập cho từng người lao động trong đơn vị do Hiệu trưởng các trường đại học quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ gắn với hiệu suất công tác, không trả bình quân góp phần thu hút được lao động có trình độ vào làm việc tại các trường; hạn chế nạn chảy chất xám của các trường đại học công lập.

Thứ sáu: Việc huy động thêm các nguồn vốn ngoài nước (đặc biệt là vốn ODA) thông qua các dự án hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm thực hành, đổi mới trang thiết bị tại các trường đại học công lập đã góp phần đáng kể vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở này.

Thứ bảy: Nguồn tài chính có vai trò quan trọng, tác động đến chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của các trường đại học. Trong điều kiện các khoản kinh phí được cấp từ NSNN còn hạn hẹp, nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách cho phép các trường đại học công lập tăng cường các khoản thu ngoài NSNN. Đặc biệt các cơ chế, chính sách về huy động và sử dụng các nguồn tài chính của các trường đại học công lập đã tiếp cận theo hướng tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học công lập.

Thứ tám: Nhận thức của các trường đại học công lập về tác động của các nguồn lực tài chính đến chất lượng hoạt động của trường đại học ngày càng tăng. Các trường đại học công lập đều cố gắng huy động các nguồn tài chính ngoài NSNN thông qua các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hoạt động dịch vụ. Vì vậy nguồn lực tài chính của các trường đại học công lập cúng đã tăng lên trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)