Nhóm giải pháp về nghiên cứu xây dựng mô hình quản trị trường đại học công lập theo mô hình quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 156 - 158)

III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị

3.3.8Nhóm giải pháp về nghiên cứu xây dựng mô hình quản trị trường đại học công lập theo mô hình quản trị doanh nghiệp

440 510 590 690 800 2 Kỹ thuật công nghệ 600 700 810 950 1

3.3.8Nhóm giải pháp về nghiên cứu xây dựng mô hình quản trị trường đại học công lập theo mô hình quản trị doanh nghiệp

157

Xây dựng mô hình quản trị tài chính trường đại học phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục đại học, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường là yêu cầu cần thiết.

Nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của trường đại học công lập, tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính và đảm bảo chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, theo xu hướng hoạt động của trường đại học cũng giống như doanh nghiệp là đầu vào và đầu ra đều do thị trường quyết định, luận án đề nghị nghiên cứu và xây dựng mô hình quản trị tài chính trường đại học theo mô hình quản trị của doanh nghiệp.

Thứ nhất: đề xuất mô hình quản trị tài chính của đại học công lập. Theo mô hình này, trường đại học công lập sẽ được nhà nước chốt vốn đã có và giao vốn, có đại diện của nhà nước tham gia quản lý vốn của nhà nước. Hội đồng trường sẽ có nhiệm vụ như Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp trong việc quyết định chiến lược của nhà trường, quyết định kế hoạch hoạt động hàng năm và kế hoạch tài chính. Hiệu trưởng có trách nhiệm thực hiện kế hoạch đã được Hội đồng phê duyệt và báo cáo tình hình hoạt động với Hội đồng trường. Hàng năm, nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học kèm với kinh phí thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhà trường được quyền tự chủ trong các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ và theo năng lực của trường.

Thứ hai: đề xuất mô hình tổ chức và hoạt động của trường đại học Cần nghiên cứu để đề xuất mô hình tổ chức và hoạt động của đại học công lập phù hợp với yêu cầu, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính. Có thể nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc chuyển mô hình hoạt động của các trường đại học công lập sang mô hình “Công ty hóa các trường đại học quốc lập tại Nhật Bản”.

Thứ ba: sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với mô hình mới.

158

Cần sửa đổi Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học cho phù hợp với yêu cầu chuyển đổi sang mô hình mới. Chương 10 – Tài chính và tài sản của cơ sở giáo dục đại học, còn rất chung chung về mô hình quản trị tài chính của các trường đại học công lập. Vì vậy cần làm rõ các nội dung sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học cho phù hợp với mô hình quản trị tài chính của các trường đại học công lập. Cần nghiên cứu để sửa đổi quy định khái niệm về trường đại học công lập và đại học tư thục. Nếu chỉ căn cứ vào hình thức sở hữu nhà nước hay tư nhân để xác định loại hình trường, thì sẽ khó khăn cho các hình thức góp vốn trong hoạt động của các trường đại học công lập.

Cần nghiên cứu và vận dụng Luật Doanh nghiệp để mô hình quản trị tài chính trường đại học có thể tiếp cận với Luật doanh nghiệp. Trong đó có các quy định về thu hút và sử dụng các nguồn vốn ngoài kinh phí ngân sách nhà nước cấp theo hướng tăng cường hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp và hai bên cùng có lợi. Quy định cụ thể chế độ hạch toán trong trong trường đại học công lập.

Cần xây dựng lộ trình nghiên cứu và đề xuất mô hình, và các dự thảo văn bản cần ban hành để đến năm 2016 có thể đưa vào thực hiện thử nghiệm đối với các trường công lập được giao tự chủ hoàn toàn. Sau đó tổng kết và hoàn thiện để triển khai đối với các trường đại học công lập vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 156 - 158)