- Để tiếp cận các nguồn quỹ tài trợ của Liên bang (trợ cấp không hoàn lại, cho vay để sinh viên trả học phí và các chương trình khác của Liên bang)
1.4.1.4 Kinh nghiệm của Nhật Bản:
51
Các trường đại học công lập ở Nhật đang thực hiện mô hình Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất. Các trường đại học thuộc mô hình này do Nhà nước sáng lập để hỗ trợ Chính phủ – mặc dù các trường không hẳn là một trong những cánh tay của bộ máy hành chính; thực tế chúng là một phần trong tổ chức Chính phủ. Chính vì vậy, hoạt động của các trường đại học này được xem như là chức năng của Chính phủ, và phải được Chính phủ trợ cấp toàn phần. Mặt khác, các trường đại học tự chủ cao đối với việc ra quyết định, không chỉ giới hạn trong phạm vi các vấn đề mang tính học thuật mà còn cả các lĩnh vực khác nữa.
Ở Nhật Bản, việc xây dựng các trường đại học công lập theo mô hình Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, đã chứa đựng nhiều rắc rối. Những vấn đề được nêu lên trong các lời phê bình có thể được rút gọn theo ba điểm sau:
Điều đầu tiên là mâu thuẫn nội tại giữa sự quản lý nhà nước và tính tự chủ học thuật của các trường. Trước Thế chiến thứ II, đã có vài trường hợp một số giáo sư bị sa thải vì quan điểm chính trị của họ và điều này, trong thời kỳ hậu chiến, đã tạo nền tảng cho xu hướng chống lại bất kỳ dấu hiệu nào của sự quản lý nhà nước đối với các trường đại học quốc lập. Những năm sau đó, các mâu thuẫn này không chỉ xoay quanh các vấn đề chính trị mà còn lan sang các vấn đề về tài chính. Giới học thuật ở các trường đại học quốc lập tỏ ra quá mệt mỏi với những quy định tài chính của Bộ Giáo dục. Các nhân tố này đã tạo nên luồng tư tưởng tách khỏi sự kiểm soát của Chính phủ.
Thứ hai, có một sự bất bình về độ chênh lệch giữa các trường đại học quốc lập và tư thục. Được Chính phủ hỗ trợ về tài chính, các trường đại học quốc lập có được cơ sở hạ tầng phục vụ giảng dạy và nghiên cứu tốt hơn nhiều. Đồng thời, các trường đại học quốc lập điều chỉnh học phí chỉ bằng phân nửa so với trường đại học tư thục. Đứng ở góc độ của các cơ sở giáo dục tư thục thì chẳng hợp lý một chút nào cho sự phân biệt đối xử như thế.
Thứ ba, có ý kiến cho rằng các trường đại học quốc lập quản lý không hiệu quả. Nhiều người cho rằng do được bảo đảm bởi trợ cấp của Nhà nước, các trường này sẽ không cần phải lo cạnh tranh. Hơn nữa, vai trò quản lý nội
52
bộ được giao cho các giáo sư nên không có cơ chế rõ ràng để đảm bảo trách nhiệm giải trình.
Việc mở rộng nền giáo dục đại học phụ thuộc vào trợ cấp của nhà nước đã liên tục làm tăng nhu cầu về tài chính cùng với sự phát triển của phổ cập giáo dục. Hơn nữa, với vai trò dẫn dắt tri thức xã hội, các trường đại học được kỳ vọng ngày càng cao trên cả hai chức năng nghiên cứu và đào tạo. Chính phủ hiện đang đối mặt với chính sách tài khóa hết sức ngặt nghèo do dân số đang già đi và nhu cầu tăng chi tiêu công. Đồng thời, Chính phủ buộc không được tăng các khoản thuế vì điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực lên nền kinh tế trong cuộc cạnh tranh toàn cầu khắc nghiệt này. Điều đó đang tạo nên một khoảng cách rất lớn giữa nhu cầu tài chính của các trường đại học và khả năng đáp ứng của Chính phủ. Song song với nỗ lực thu hút các nguồn quỹ, sự đòi hỏi về trách nhiệm giải trình cũng không ngừng tăng lên.
Giáo dục đại học ngày càng gắn bó khăng khít với xã hội, nên sự kết nối giữa xã hội với trường đại học, phải chấp nhận một thay đổi cơ bản. Việc quản lý các trường phải để cho chính các trường chịu trách nhiệm. Việc thay đổi là để bảo đảm một sự giao dịch công bằng – giữa cung và cầu tại một mức giá công bằng. Sự giao dịch này thúc đẩy cạnh tranh trên hai khía cạnh cung và cầu, và chính điều đó đã mang lại sự tối ưu trong phân bố các nguồn tài nguyên xã hội. Khi đó, phần thưởng sẽ được xem xét căn cứ trên sự hiệu quả.
Điều này đặt ra hai câu hỏi. Thứ nhất, trường đại học quốc lập nên được quản trị như thế nào trong tư cách pháp nhân độc lập? Thứ hai, mối quan hệ giữa Chính phủ và trường đại học quốc lập nên được quy định như thế nào? Rõ ràng, Chính phủ bị mất quyền kiểm soát trực tiếp, trong khi vẫn trợ cấp cho trường. Sự hỗ trợ và hiệu quả hoạt động của trường phải cân bằng, và những động cơ nghiêm túc giúp tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên cần được xác định trong quy định này. Nói cách khác, nó là bản hợp đồng giữa Chính phủ và trường.
53
Những câu hỏi trên cho thấy việc tập đoàn hóa các đại học quốc lập phụ thuộc đặc biệt vào cơ chế quản trị và nội dung bản hợp đồng giữa Chính phủ và trường, được thể hiện hoặc ngầm hoặc công khai.
Ngày 1 tháng 4 năm 2004, Luật về Tập đoàn ĐHQG có hiệu lực, và sau đó tất cả 80 trường đại học quốc lập đã đăng ký trở thành các Tập đoàn Đại học Quốc gia.
Đối với mỗi Tập đoàn ĐHQG, nhiệm vụ đầu tiên trong thời kỳ chuyển đổi là tổ chức lại cấu trúc quản trị cơ bản. Mỗi Tập đoàn ĐHQG sẽ thành lập ra một Hội đồng Quản trị, một Hội đồng Học thuật và một Hội đồng Quản lý.
Về vấn đề tài chính, trong khi Luật quy định cơ cấu khung và mối quan hệ với Chính phủ của các tập đoàn đại học quốc gia, nhưng không quy định cụ thể nghĩa vụ tài chính của Chính phủ trong vai trò hỗ trợ các tập đoàn đại học quốc gia. Vì vậy, có nhiều mức độ và cách thức hỗ trợ tài chính của Chính phủ. Kinh phí hỗ trợ của Nhà nước đã được rót một lần, Bộ duy trì một mức độ kiểm soát đáng kể lên công tác quản lý của các tập đoàn đại học quốc gia. Các tập đoàn đại học quốc gia còn phải thông qua Bộ về số dư nợ mỗi năm tài chính, về vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu hoặc đầu tư.
Có thể thấy rằng, với cải cách mạnh mẽ trong giáo dục, Nhật Bản đã đẩy mạnh quyền tự chủ tài chính của các trường đại học sau khi có luật cải cách giáo dục 7/2003 với sự khuyến khích kiểu doanh nghiệp đại học. Bắt đầu từ năm 2004, các trường đại học quốc gia lần đầu tiên được nhận kinh phí trọn gói để chi tiêu. Tuy Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn quy định mức học phí hàng năm, nhưng các cơ sở GDĐH được phép điều chỉnh tăng mức học phí tăng khoảng 20%.
Theo báo cáo của OECD (2009), học phí trung bình tại các trường đại học công lập của Nhật bản thấp hơn học phí tại các trường đại học công lập của Mỹ nhưng ngang bằng với nhiều nước khác
Không có sự khác biệt lớn về học phí tại các trường đại học công lập Nhật bản. Hiện tại, Bộ Giáo dục, văn hoá, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật bản quy định mức học phí chuẩn hàng năm cho một sinh viên là 535 800
54
yên (tương đương khoảng 4326 USD) và cho phép các trường đặt mức học phí tối đa được vượt 20% mức học phí chuẩn. Tuy nhiên, phần lớn các trường đều đặt mức học phí theo mức chuẩn của Bộ.
Tại Nhật bản, nguồn tài trợ của chính phủ cho giáo dục chủ yếu được cung cấp trực tiếp cho các trường đại học thay vì cung cấp cho sinh viên. Theo số liệu báo cáo của OECD, 81,4% chi tiêu công cộng được dành cho các trường đại học, đây là một tỷ lệ khá cao nếu so sánh với các nước khác (ở New Zealand và Australia tỷ lệ này là 57% và 65%).