Thực trạng các nguồn thu từ dịch vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học công lập

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 97 - 102)

III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị

440 510 590 690 800 2 Kỹ thuật công nghệ 600 700 810 950 1

2.2.1.3 Thực trạng các nguồn thu từ dịch vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học công lập

học trong các trường đại học công lập

Các nguồn thu sự nghiệp khác gồm các khoản thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ và các khoản thu khác theo quy

98

định của pháp luật; lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ.

Từ năm 2005 đến năm 2011 tổng số thu sự nghiệp của các trường đại học công lập tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng bình quân hàng năm 30% cao hơn với tốc độ tăng chi NSNN cho giáo dục đại học (tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học bình quân hàng năm 22%).

Tỷ trọng thu học phí chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu sự nghiệp (từ 40% - 60%), tuy nhiên có xu hướng giảm dần do mức thu học phí cố định trong nhiều năm (từ năm 2005-2010). Năm 2011 số thu từ học phí tăng cao về tuyệt đối nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn thu sự nghiệp vẫn giảm so với các năm trước.

Bảng 2.17: Số liệu thu từ hoạt động dịch vụ của các trường đại học công lập Việt Nam giai đoạn 2005-2011

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Học phí 3.270 4.087 4.642 5.517 6.455 7.624 9.813 Năm sau so với

năm trước (%) 125 114 119 117 118 129 Thu khác từ các hoạt động dịch vụ sự nghiệp 1.761 2.725 3.798 6.743 8.215 10.852 14.583

Năm sau so với năm trước (%) 154 139 177 122 132 134 Thu DV so với thu HP (%) 58,85 66,67 81,81 122,2 127,2 142,39 148,6 Nguồn: Bộ Tài chính

Qua bảng số liệu, số thu khác từ các hoạt động dịch vụ sự nghiệp tại các trường đại học công lập tăng nhanh, Tỷ lệ thu từ dịch vụ so với thu học phí đã tăng đáng kể, đặc biệt từ năm 2008 tiền thu từ các hoạt động dịch vụ của các trường đại học công cập đã vượt quá số tiền thu từ học phí của các trường. Lý do số thu từ hoạt động dịch vụ tăng nhanh và vượt số

99

tiền thu từ học phí đó là: từ năm 2008 việc hợp tác với nước ngoài trong đào tạo và nghiên cứu khoa học đã thực sự được chú trọng. Các trường đại học công lập đã phát huy thế mạnh của mình trong giai đoạn này để mở rộng các liên kết đào tạo và tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Tuy nhiên, số thu sự nghiệp của các trường đại học công lập chưa tương xứng với tiềm năng. Các trường đại học công lập có đội ngũ lớn các nhà khoa học, các giáo sư đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng nhưng chưa khai thác được tiềm năng để cung cấp cho xã hội các sản phẩm nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các tiến bộ khoa học, công nghệ vào cuộc sống.

Để huy động được các nguồn thu sự nghiệp ngoài nguồn thu từ học phí và lệ phí theo quy định, các trường đại học công lập ở nước ta đã thực hiện nhiều giải pháp để tăng nguồn thu ngoài NSNN, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí và tính đến hiệu quả công việc. Từ nhiều năm nay, nhiều trường đại học công lập đã đa dạng hóa và chuẩn hóa lại các trương trình đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Một số trường đại học đã xây dựng Chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh. Cùng với đó là việc tăng cường các chương trình liên kết với nước ngoài. Các trường cũng đã chủ động tích cực tìm kiếm các trường đại học uy tín trên thế giới để hợp tác xây dựng các chương trình đào tạo liên kết cả bậc cử nhân và Thạc sỹ. Các đối tác chủ yếu đến từ Hoa Kỳ, Úc, Anh, Pháp, Đan Mạch, Nhật Bản, Đài Loan,.. và thu hút sinh viên quốc tế.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, tổng số các chương trình đào tạo được liên kết với các trường đại học quốc tế tính đến tháng tư năm 2011 là 142 chương trình được Bộ GD&ĐT cấp phép (chưa kể các chương trình do 2 ĐHQG và các Đại học vùng cấp phép). Trong đó có rất nhiều chương trình được liên kết với các trường đại học có thứ hạng và chất lượng cao trên thế giới. Kết quả hợp tác đã hình thành nên các chương trình đào tạo chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của xã hội. Các chương trình này không được Nhà nước cấp ngân sách nhưng đã góp phần tạo ra nguồn

100

thu rất lớn hỗ trợ các hoạt động của trường đại học, nâng cao thu nhập cho cán bộ, giảng viên. Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình này cũng còn nhiều bất cập.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí, lệ phí thì nguồn thu từ hoạt động liên kết đào tạo quốc tế là hoạt động trường đại học công lập tổ chức dịch vụ, hạch toán doanh thu, chi phí và thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN. Như vậy, các trường đại học công lập được tự chủ hoàn toàn trong việc xác định mức thu học phí của chương trình. Khi đó, việc xác định doanh thu và chi phí cho các chương trình đào tạo chất lượng cao theo hợp đồng liên kết với nước ngoài của trường đại học sẽ tuân theo các quy luật của cơ chế thị trường. Ở đó, trường đại học sẽ quyết định bán hàng hóa (dịch vụ đào tạo chất lượng cao) với giá cả theo quy luật cung cầu của thị trường đảm bảo mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho nhà trường. So sánh với mức thu học phí của một số chương trình đào tạo chất lượng cao do trường đại học tổ chức liên kết với các trường đại học quốc tế, với học phí của các chương trình đào tạo chất lượng cao được Nhà nước cấp ngân sách cho thấy mức thu học phí của các chương trình này cao hơn rất nhiều. Điều này dễ dàng được lý giải vì các trường sẽ xác định mức thu cao để bù đắp cho phần kinh phí không được NSNN cấp, nhằm trang trải đủ các chi phí đào tạo. Kết quả khảo sát và so sánh được thể hiện qua biểu đồ 2.6 dưới đây.

Tuy nhiên, việc xác định mức học phí cụ thể trong nhiều trường hợp không phụ thuộc vào việc xác định chi phí đào tạo thực tế. Đơn cử như học phí chương trình tài chính của Trường Đại học Ngoại thương là 20.000 USD/sinh viên/khóa cao hơn rất nhiều học phí chương trình Hóa học với của Trường ĐHKHTN chỉ là 4.500 USD/ sinh viên/ khóa (Chương trình hợp tác của Đại học Dressen, Cộng hòa Liên bang Đức), mặc dù chi phí đào tạo ngành Hóa học đòi hỏi cao hơn rất nhiều do cần có chi phí cho thí nghiệm, hóa chất. Đối với các chương trình liên kết quốc tế, các trường được tự chủ hoàn toàn trong việc đề xuất mức thu học phí sao cho đạt nhiều

101

lợi nhuận nhất nhưng lại chưa được yêu cầu phải thực hiện các cam kết và trách nhiệm giải trình đối với xã hội và phụ huynh về chất lượng chương trình cũng như hoạt động thu, chi tài chính.

Biểu đồ 2.6: So sánh học phí các chương trình chất lượng cao do trường ĐH tổ chức LKQT với chương trình đào tạo chất lượng cao được Nhà nước cấp ngân sách

Nguồn: luận án TS của Nguyễn Thị Thu Hương - ĐHQGHN

Như vậy, trong cùng một trường đại học, cùng với hoạt động để đạt mục tiêu và tạo ra sản phẩm đầu ra của chương trình đào tạo chất lượng cao nhưng rõ ràng cơ chế thu, huy động học phí giữa chương trình đào tạo chất lượng cao được nhà nước cấp ngân sách và không được cấp ngân sách còn nhiều điểm khác nhau về mức độ tự chủ và cơ chế kiểm tra, giám sát. Quyết định mức thu học phí của các trường dựa trên yếu tố mang lại nhiều nguồn thu và lợi nhuận cho nhà trường đã có những tác động không tốt tới hiệu quả về mặt xã hội. Tuy nhiên một yếu tố quyết định đối với mức học phí của các loại loại hình chương trình là khả năng thu hút nguồn lực xã hội của ngành đào tạo. Rõ ràng cơ chế quản lý học phí hiện nay đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao cần được nghiên cứu, hoàn thiện đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả và công bằng trong xã hội.

102

Ngoài nguồn thu từ học phí, các trường đại học công lập còn huy động nguồn tài chính từ hoạt động NCKH, từ hợp tác quốc tế hoặc đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Đối với nguồn thu từ hoạt động khoa học - công nghệ, có thể thấy ở hầu hết các trường đại học nguồn thu này còn rất khiêm tốn. Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học được hình thành từ 2 nguồn chính. Một là, từ kinh phí nghiên cứu khoa học của Chính phủ cấp cho trường đại học thực hiện các đề tài, dự án, đề án. Hai là, kinh phí do các trường thu hút, huy động qua việc chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, bán sản phẩm, tư vấn khoa học - công nghệ. Nhìn chung nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học từ NSNN cấp cho các trường đại học công lập hàng năm không nhiều và phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của cá nhân các nhà khoa học của nhà trường. Nguồn thu từ hoạt động khoa học - công nghệ chiếm tỷ lệ cao hơn ở các trường thuộc khối kỹ thuật công nghệ, nghiên cứu khoa học cơ bản được quan tâm và phát triển mạnh.

Đối với cơ chế thu hút nguồn thu từ các doanh nghiệp và người sử dụng các sản phẩm đào tạo và khoa học - công nghệ là điểm hạn chế rất lớn của các trường đại học Việt Nam nói chung và các trường đại học công lập nói riêng. Hiện nay, các doanh nghiệp được trích quỹ phát triển khoa học - công nghệ trước khi nộp thuế thu nhập nhưng việc sử dụng quỹ này chưa có cơ chế cụ thể nên việc đầu tư trở lại cho hoạt động NCKH và đào tạo của các trường đại học là không đáng kể. Trong khi đó, Nhà nước chưa có quy định về việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng góp chi phí khi sử dụng các sản phẩm của trường đại học (ví dụ nhân lực được đào tạo, các kết quả NCKH...); hoặc quy định về các ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng nếu đầu tư cho GDĐH. Vì vậy, các trường đại học rất khó tiếp cận nguồn tài chính của các doanh nghiệp dành cho hoạt động này.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)