Các nhân tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 37 - 40)

- Triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể

1.3.2.1 Các nhân tố bên ngoà

Thứ nhất: Chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với giáo dục – đào tạo.

Chính sách của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển giáo dục là một trong những yếu tố tác động lớn tới việc huy động nguồn tài chính đầu tư cho

38

giáo dục – đào tạo. Bởi lẽ trong những điều kiện lịch sử cụ thể mà Đảng và Nhà nước có các chính sách đối với giáo dục – đào tạo, từ đó mà nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục – đào tạo theo đó cũng có những thay đổi đáng kể.

Khi có các chủ trương, chính sách đối với sự nghiệp phát triển giáo dục đại học phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học tăng cường huy động các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục – đào tạo theo nhu cầu phát triển. Từ đó các cơ sở giáo dục đại học có khả năng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục; mặt khác làm giảm gánh nặng cho NSNN.

Thứ hai: Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức thu nhập của người dân

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới việc huy động các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục – đào tạo. Phát triển kinh tế như sự gia tăng về sản xuất, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập và tăng mức sống của người dân… là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến thực hiện chủ trương “Toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục” cũng như việc thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học.

Nền kinh tế phát triển, người dân có thu nhập cao sẽ tạo tiền đề tốt thực hiện huy động toàn xã hội tham gia đóng góp nguồn lực cho phát triển giáo dục. Ngược lại, nền kinh tế kém phát triển, thu nhập người dân thấp, thì việc huy động tham gia đầu tư cho giáo dục hạn chế.

Thứ ba: Xu hướng phát triển GDĐH dẫn tới thay đổi các quan điểm trong quản lý tài chính GDĐH.

Tiến trình đại chúng hóa GDĐH đã làm thay đổi quan niệm cơ bản coi GDĐH có lợi ích công thuần túy sang quan niệm GDĐH vừa có lợi ích công, vừa mang lại lợi ích tư. Đây là luận cứ cho việc quyết định chính sách tài chính đối với GDĐH nói chung và vai trò của các nguồn tài chính ngoài kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho các trường đại học công lập. Các chính sách tài chính được xem xét đến khi vận dụng triết lý này là vấn đề cơ cấu lại ngân sách kết hợp với huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho các trường đại học công lập, hay vấn đề chia sẻ chi phí và nguyên tắc xác định học phí,...

39

Sự phát triển của GDĐH cùng với quan điểm thừa nhận GDĐH là một loại hàng hóa cá nhân đặc biệt là cơ sở để dịch vụ GDĐH có định hướng thị trường và chịu tác động của thị trường. Cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập bị ảnh hưởng và cũng chịu sự chi phối bởi các quy luật tất yếu của thị trường.

Thứ tư: Cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập Trong những thập niên vừa qua, các cuộc cải cách GDĐH được thực hiện ở nhiều quốc gia đã mở rộng thêm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các trường đại học công lập. Các trường đại học được tạo cơ hội để phát huy tính tích cực chủ động, năng động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả hơn; phát triển và đa dạng hóa các nguồn lực tài chính thông qua việc đa dạng hoá các hoạt động sự nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ; huy động được nhiều nguồn vốn để đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị,… thông qua các hoạt động hợp tác liên doanh, liên kết. Cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học có ảnh hưởng rất lớn tới việc tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính ngoài kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho các trường đại học công lập.

Thứ năm: Hội nhập kinh tế quốc tế

Nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Yếu tố này cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động giáo dục đào tạo đại học và việc huy động các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách để đáp ứng nhu cầu giáo dục đào tạo trong các trường đại học công lập ở nước ta. Sự tác động này ở hai khía cạnh: Một mặt, thực hiện hợp tác giáo dục đào tạo với các nước trên thế giới giúp các trường đại học công lập ở Việt Nam huy động được các nguồn lực quốc tế tham gia đầu tư thông qua các hình thức hợp tác và liên kết đào tạo, huy động được các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức quốc tế; mặt khác, khi đất nước mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ xuất hiện nhiều trường do các tổ chức quốc tế thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Điều này sẽ gia tăng sự cạnh tranh trong giáo dục đào tạo cũng như huy động nguồn lực với các cơ sở giáo dục đào tạo nói chung và các trường đại học công lập ở Việt Nam nói riêng.

40

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)