Nhóm giải pháp về huy động vốn và vay vốn

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 153 - 156)

III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị

3.3.7Nhóm giải pháp về huy động vốn và vay vốn

440 510 590 690 800 2 Kỹ thuật công nghệ 600 700 810 950 1

3.3.7Nhóm giải pháp về huy động vốn và vay vốn

Qua nghiên cứu thực trạng tài chính của trường đại học công lập ở Việt Nam đã thấy được các trường đại học công lập hoạt động chủ yếu dựa vào vốn ngân sách nhà nước và nguồn thu từ học phí, lệ phí. Vì vậy các nguồn này chủ yếu chỉ đủ trang trải các chi phí đào tạo chủ yếu, không có khả năng đầu tư xây dựng cơ sở, đầu tư trang thiết bị cho đào tạo và nghiên cứu khoa học. Vì vậy cố gắng rất nhiều cũng chỉ giữ ổn định hoạt động của trường, không đủ điều kiện về tài chính để phát triển và nâng cao chất lượng, cải thiện đời sống của cán bộ, giảng viên.

Thứ nhất: vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị.

Theo quy định của nhà nước, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động có các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, được vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất

154

lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.

Các dự án đầu tư từ nguồn vốn vay tín dụng, vốn huy động phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, công khai, dân chủ trong đơn vị, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên biết, theo dõi, kiểm tra thực hiện.

Đơn vị được dùng tài sản mua sắm từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động để thế chấp vay vốn theo quy định của pháp luật; không được sử dụng kinh phí, tài sản của ngân sách nhà nước để thế chấp vay vốn, chi trả tiền vay, tiền huy động.

Đơn vị sự nghiệp công có hoạt động dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Riêng các đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được vay vốn, huy động vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất. Khi thực hiện vay vốn, huy động vốn, đơn vị sự nghiệp công phải có phương án tài chính khả thi, tự chịu trách nhiệm trả nợ vay, lãi vay theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả của việc vay vốn, huy động vốn.

Thứ hai: Tăng cường vốn đầu tư nước ngoài.

Tiếp tục quán triệt quan điểm coi giáo dục đại học là lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, từ đó gia tăng vốn ODA dành cho giáo dục đại học. Trong số các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng được xem như là phương thức tiếp cận có hiệu quả và thường được các nhà tài trợ sử dụng để đạt mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển một cách bền vững. Chính vì thế, giáo dục là một trong số không nhiều lĩnh vực được xếp vào danh mục các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, bao gồm cả ODA không hoàn lại và vay ưu đãi. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, vốn ODA dành cho giáo dục đại học chiếm một tỷ trọng khá nhỏ bé trong

155

tổng vốn ODA của Việt Nam. Do vậy, trong thời gian tới, để giáo dục thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, là lĩnh vực hạt nhân có đóng góp quan trọng thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững thì chiến lược vận động ODA cần xác định tỷ lệ hợp lý vốn ODA dành cho giáo dục đại học trong tổng vốn ODA ký kết làm định hướng điều tiết nguồn lực này.

Hình thành quỹ cho sinh viên vay học đại học từ nguồn vốn ODA. Nhà nước sẽ quy định ưu tiên cho vay và quy định trần cho vay khác nhau, đối với sinh viên học các ngành khác nhau. Đặc biệt cần cho sinh viên vay để học các ngành quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Qua đó thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Quỹ cho vay này khác với quỹ cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Việc cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu chỉ đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu cho sinh viên. Mức cho vay từ Quy ODA cần đảm bảo cho việc học tập, sinh hoạt và nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Dùng vốn ODA để hỗ trợ các trường đầu tư trang thiết bị phụ vụ các ngành đào tạo trọng điểm, mà NSNN chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu hoạt động.

Xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA giáo dục trong từng giai đoạn, phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt. Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm kết hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan nhanh chóng xây dựng chiến lược thu hút, sử dụng vốn ODA giáo dục trong những khoảng thời gian nhất định (3 năm, 5 năm,…) làm định hướng cho hoạt động thu hút và quản lý nguồn ngoại lực quan trọng này. Trong đó, duy trì tỷ trọng vốn ODA dành cho giáo dục đại học trong tổng vốn ODA giáo dục ở mức độ hợp lý. Bên cạnh đó, hướng ODA giáo dục đại học vào một số trường trọng điểm nhằm mục tiêu xây dựng các trường đại học tầm cỡ khu vực và thế giới, tránh hiện tượng sử dụng dàn trải như hiện nay.

Thứ ba: Nghiên cứu cơ sở pháp lý để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam.

156

Xã hội hoá giáo dục đại học và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục đại học là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo cơ hội học tập nhiều hơn, với chất lượng cao hơn cho xã hội, đồng thời giảm bớt gánh nặng chi ngân sách của nhà nước. Do đó, nên có cơ chế khuyến khích đủ mạnh và chính sách thông thoáng để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài.

Giảm thiểu những thủ tục hành chính không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư vào giáo dục đại học có hiệu quả. Tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư nói chung như: Ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài còn thiếu; thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong AFTA, trong Hiệp định song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, trong các thoả thuận với EU và với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có liên quan đến đầu tư; thực hiện công tác phòng và chống tham nhũng có hiệu quả;…

Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đại học. Thực tiễn cho thấy nguồn vốn FDI của thế giới sẽ hướng vào các quốc gia có môi trường đầu tư tốt và được quảng bá rộng khắp. Theo như dự báo của các nhà kinh tế, sự cạnh tranh thu hút vốn FDI sẽ ngày càng trở nên gay gắt trong bối cảnh hầu hết các quốc gia đều mở cửa thực thi chính sách hướng ngoại để phát triển nền kinh tế của mình. Trong bối cảnh chung đó, để có thể thu hút được vốn FDI đầu tư phát triển giáo dục đại học thì công tác xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực này cần được tăng cường.

Chính phủ nên sớm có quan điểm và xây dựng chiến lược thu hút các trường đại học, các cơ sở giáo dục có uy tín trên thế giới mở rộng hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, tập trung vào các ngành mũi nhọn, là thế mạnh của các trường đại học công lập. Tạo điều kiện thuận lợi để các trường có uy tín và tầm cỡ quốc tế đến xây dựng cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 153 - 156)