- Triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể
1.4.1.1 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ:
Giáo dục đại học Hoa Kỳ có tính tự chủ cao, được phân cấp, phân quyền mạnh; các trường tự định ra các chính sách tài chính, mức thu học phí, chương trình, tuyển sinh… Trong quá trình đào tạo, sinh viên học ở trường công hay tư đều được hưởng lợi từ các chương trình của Liên bang như: được nhận học bổng, được hưởng các chính sách ưu đãi, được quyền vay tiền để đi học (khi ra trường đi làm sẽ tính lãi, trong thời gian đi học không tính lãi).
Hê ̣ thống cấp kinh phí cho giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c của Hoa kỳ có sự thay đổi lớn trong vòng 30 năm qua, theo đó phần hỗ trợ trực tiếp của nhà nước cho giáo dục đại học giảm mạnh, trong khi nguồn tài chính từ ho ̣c phí tăng lên đáng kể. Hiê ̣n ta ̣i, nguồn tài chính cơ bản cho các trường đại học công lập ở Mỹ bao gồm học phí, hỗ trợ của chính phủ và của bang. Trong đó, phần đóng góp của sinh viên chiếm khoảng 64,6% tổng chi phí giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c [47]. Tỷ lệ này thuô ̣c diê ̣n cao nhất trong nhóm các nước OECD.
Học phí các trư ờng công lập đang áp dụng rất khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi trường , và phụ thuộc vào giai đoạn học , loại và chi phí của chương trình học, cũng như tình trạng cư trú của sinh viên . Ở nhiều trường công lâ ̣p, học phí cho hai năm đầu của bậc đại học thấp hơn học phí áp dụng cho hai năm cuối . Học phí đại học thấp hơn học phí sau đại học . Học phí của các ngành kỹ thuật, y, nha khoa, kiến trúc thường cao hơn các ngành khác. Các học sinh không cư trú ta ̣i bang cung cấp kinh phí cho các trường , thường phải trả học phí cao hơn các học sinh cư trú tại chính bang đó.
Liên quan đến các chính sách hỗ trợ sinh viên , cũng có sự thay đổi lớn về số lượng, cũng như hình thức của các khoản hỗ trợ sinh viên, và theo hướng ngày càng dựa nhiều vào các khoản vốn vay hơn là các khoản hỗ trợ , trợ cấp không hoàn la ̣i.
Liên quan đến các chương trình tín du ̣ng sinh viên , hiện tại, chính phủ Mỹ có một số chương trình cho sinh viên vay, giúp họ có nguồn tài chính để theo học như:
43
- Chương trình cho vay Federal Perkins: chương trình cho vay sử dụng quỹ Perkins của chính phủ. Chương trình này cho phép sinh viên vay tối đa 4000 USD/năm với lãi suất 5%/năm
- Chương trình cho vay Stafford: đây là chương trình cho vay được chính phủ hỗ trợ cho những sinh viên chứng minh được nhu cầu tài chính. Các khoản cho vay được nhận thông qua 2 chương trình của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ là Federal Family Education Loans và William D. Ford Federal Direct Student Loans. Khoản cho vay tối đa là 3500 USD cho năm đầu tiên, 4500 USD cho năm thứ hai, 5500 USD cho năm thứ 3 và các năm sau đó. Chương trình này cho vay với lãi suất 7,22%. Thời hạn cho vay tùy thuộc vào số tiền vay và được giới hạn trong khoảng từ 10-30 năm [47].
Với hê ̣ thống các chính sách hỗ trợ cũng như các chương trình tín dụng sinh viên, tất cả sinh viên đều đảm bảo có đủ kinh phí để theo học ở các trường đa ̣i ho ̣c công và phần lớn các học sinh xuất sắc (không kể giàu nghèo ) đều có đủ nguồn tài chính để theo ho ̣c ở những trường đắt nhất . Ngoài ra, ở Mỹ, các trường đa ̣i ho ̣c cô ̣ng đồng đang đóng mô ̣t vai trò ngày mô ̣t quan tro ̣ng đối với khả năng tiếp câ ̣n của các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Xu hướng phát triển giáo dục đại học Hoa Kỳ là tăng cường hợp tác đầu tư mở rộng cơ sở giáo dục đại học ở các nước trên thế giới. Những thành tựu mà giáo dục đại học Hoa Kỳ đạt được một phần là do sử dụng giải pháp tài chính phát triển giáo dục đại học có tính khả thi và phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Một số giải pháp tài chính được áp dụng là:
- Nguồn tài chính đầu tư cho các trường đại học của Hoa Kỳ: Các nguồn thu từ học phí, tài trợ của các công ty và các nhà hảo tâm, từ hoạt động kinh doanh… chiếm khoảng 50% tổng nguồn kinh phí hoạt động của các Trường. Nguồn tài chính của các cơ sở giáo dục đại học vẫn chủ yếu thu từ học phí và mức tăng được thực hiện hàng năm (khoảng 5% mỗi năm). Trong đó, mức học phí của cơ sở ngoài công lập cao hơn rất nhiều so với trường công, đặc biệt là những cơ sở giáo dục đại học nổi tiếng về chất lượng, danh tiếng ngoài công lập như: Harvard, Yale, Stanford…
44
- Học phí là nguồn tài chính quan trọng nhất của các trường đại học Hoa Kỳ, do vậy, người học trường đại học công lập hay tư thục đều phải đóng tiền. Các khoản tiền phải đóng gồm: Học phí, lệ phí, bảo hiểm y tế, chi phí thư viện, phòng thí nghiệm, tiền nội trú… Bên cạnh đó, việc đa dạng mức thu học phí do các trường đại học quyết định, để vừa đảm bảo sự canh tranh, vừa đảm bảo chất lượng, uy tín của trường.
- Quan điểm cấp học bổng và tín dụng của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ là cấp tài chính không phải cho người sản xuất mà cho người tiêu dùng, nên các khoản kinh phí này được cấp trực tiếp cho sinh viên.
- Nền giáo dục đại học Hoa Kỳ chịu sự chi phối mạnh của thị trường nhưng không vì thế mà phó mặc cho thị trường; ngược lại, nền giáo dục đại học đó còn tận dụng, khai thác sức mạnh của thị trường để nâng cao hiệu quả đầu tư và phần lớn các trường đại học ngoài công lập của Hoa Kỳ hoạt động theo nguyên tắc không vì lợi nhuận (chỉ có ít trường đào tạo theo hướng nghề nghiệp cụ thể hoạt động vì lợi nhuận). Các trường đại học tư hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, họ thường nhận được tài sản hiến tặng, các khoản biếu thường xuyên từ các doanh nghiệp, cựu sinh viên. Những doanh nghiệp hỗ trợ cho các trường được Chính phủ miễn thuế đối với phần lợi nhuận mà họ sử dụng để tài trợ.