Thực trạng các nguồn thu dịch vụ khác

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 102 - 104)

III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị

440 510 590 690 800 2 Kỹ thuật công nghệ 600 700 810 950 1

2.2.1.4 Thực trạng các nguồn thu dịch vụ khác

Theo quy định của nhà nước, các trường đại học được phép thu nhận các nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng theo quy định của pháp luật; và các nguồn khác, như: nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng,

103

vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ làm thay đổi cơ bản cơ chế huy động nguồn tài chính ngoài NSNN cho các trường đại học công lập và giảm mức lệ thuộc vào ngân sách Nhà nước cấp. Đây là lần đầu tiên các trường đại học công lập được phép vay tín dụng ngân hàng hoặc Quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao dịch vụ đào tạo.

Ngoài ra, các trường đại học công lập được chủ động quyết định mức phí dịch vụ đối với các dịch vụ không thiết yếu (những dịch vụ không nằm trong danh mục do Nhà nước quy định).

Đối với các nguồn thu từ các hoạt động khác của trường đại học hoặc đóng góp của các tổ chức, cá nhân đa số mang tính nhỏ lẻ, không thường xuyên và phụ thuộc nhiều vào quan hệ, danh tiếng cá nhân. Các trường đại học cũng chưa chú ý đến cơ chế khai thác sự ủng hộ rất lớn từ đội ngũ cựu sinh viên đã thành đạt của nhà trường. Vì vậy, các đóng góp tài chính từ đây cho các trường đại học công lập là không đáng kể.

Có thể thấy, bản thân các trường đại học công lập mới chỉ dành sự quan tâm đến chính sách học phí. Các trường chưa chủ động đề xuất các phương thức huy động linh hoạt, hiệu quả đủ sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư thấy được lợi ích khi đầu tư cho giáo dục và NCKH. Đồng thời chưa có cơ chế khuyến khích, ưu đãi hoặc tôn vinh đối với các cá nhân, doanh nghiệp mang lại nguồn tài chính cho trường. Tỷ trọng nguồn vốn ngoài NSNN so với tổng nhu cầu chi ngày càng tăng chứng tỏ nguồn vốn này ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của các trường đại học công lập. Điều này đòi hỏi việc đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn vốn ngoài NSNN trong các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế và định hướng đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

104

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)