- Triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể
1.3.2.2. Các nhân tố bên trong
Thứ nhất: Uy tín của các trường đại học công lập.
Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục đại học là cơ sở pháp lý để các trường đại học công lập vận dụng huy động nguồn tài chính. Song để huy động một cách tốt nhất các nguồn tài chính cho giáo dục đại học công lập lại phụ thuộc nhiều từ phía các trường đại đại học công lập.
Người đứng đầu các trường phải thật sự linh hoạt, sáng tạo; căn cứ vào đặc điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của trường mà có những quyết định phù hợp, nhằm huy động có hiệu quả các nguồn tài chính. Ngoài nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước, các trường phải có những phương hướng, giải pháp cụ thể trong khai thác các nguồn tài chính ngoài NSNN.
Ngoài công tác giảng dạy và học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Để công tác nghiên cứu khoa học thực sự gắn liền với thực tiễn, một số trường đã tìm kiếm triển khai các dự án thiết thực phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó các trường đại học công lập tìm các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Để có các nguồn tài trợ này, các trường phải có mối quan hệ với các đối tác và phải thực hiện tốt các điều kiện, các giải pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ này. Và hơn hết, các trường phải có uy tín trong việc quản lý giáo dục cũng như quản lý tài chính.
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng lớn, các trường xây dựng nhiều chương trình đào tạo, đa dạng các hình thức đào tạo, phục vụ cho mọi đối tượng; từ đó thu hút sự đóng góp của các thành viên tham gia học tập.
Thứ hai: Quy mô và sự đa dạng hóa hoạt động giáo dục.
Quy mô đào tạo và sự đa dạng hóa hoạt động giáo dục là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục – đào tạo. Bởi lợi thế từ quy mô là điều rất dễ thấy, nếu vẫn giữ nguyên mức học phí, tăng qui mô đào tạo sẽ làm tăng nguồn tài chính cho nhà trường. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo ngắn hạn, đào tạo các lớp bồi dưỡng cho các tổ chức kinh tế - xã hội… là một trong những giải pháp để Nhà trường khai
41
thác nguồn tài chính. Đồng thời, hình thức đào tạo ngắn hạn, đào tạo từ xa có tính mềm dẻo cao nên có thể tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho giáo viên. Song việc tăng quy mô đào tạo bị hạn chế bởi chỉ tiêu đào tạo, nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội và điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường.
Thứ ba: Mối quan hệ của nhà trường với cơ sở kinh tế, với các trường và các tổ chức quốc tế.
Xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa Nhà trường và các cơ sở kinh tế là điều kiện tốt để ký kết các hợp đồng đào tạo, hợp đồng nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Số lượng hợp đồng được ký nhiều hay ít phụ thuộc vào mối quan hệ rộng hay hẹp và phụ thuộc vào mức độ bền chặt của các mối quan hệ đó… Quan hệ của trường với các trường đại học khác, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, trao đổi giáo viên, sinh viên… là điều kiện để Nhà trường khai thác nguồn tài chính từ nước ngoài, để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, giáo trình…
Thứ tư: Định hướng phát triển các trường đại học công lập.
Đây chính là nền tảng để Nhà nước ban hành các thể chế chính sách nhằm đảm bảo thực hiện đúng định hướng đã đề ra, đặc biệt là vấn đề phân tầng hệ thống giáo dục đại học, xây dựng các đại học nghiên cứu ở Việt nam. Các chính sách, quy định pháp lý về cơ chế quản lý tài chính cũng sẽ được xây dựng hướng tới mục tiêu này như chính sách cần ưu tiên nguồn lực đầu tư, chính sách tăng quyền tự chủ trong đào tạo chất lượng cao,...
Thứ năm: Năng lực quản lý tài chính của các chủ thể tham gia vận hành cơ chế quản lý tài chính.
Năng lực của chủ thể quản lý sẽ quyết định vai trò thực sự khi vận hành cơ chế quản lý tài chính. Đây chính là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính.