III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị
440 510 590 690 800 2 Kỹ thuật công nghệ 600 700 810 950 1
3.3.9 Nhóm giải pháp mang tính hỗ trợ.
Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề xuất, cần có các giải pháp hỗ trợ. Trong đó đề xuất những kiến nghị và sửa đổi liên quan đến hệ thống chế độ, chính sách hiện hành và cách tổ chức thực hiện.
Thứ nhất: Nhà nước tập trung ngân sách để cấp đủ cho các trường công lập đảm nhận nhiệm vụ đào tạo các ngành khoa học cơ bản, mũi nhọn và thế mạnh của Việt Nam.
Chính sách ưu tiên của nhà nước thể hiện trong Luật GDĐH đã viết “Tăng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đại học; đầu tư có trọng điểm để hình thành mô ̣t số cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao , theo
159
định hướng nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản , các ngành công nghệ cao và ngành kinh tế - xã hội then chốt đa ̣t trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới”. Để thực hiện được chủ trương ưu tiên của nhà nước, cần có một Hội đồng liên ngành để rà soát lại tình hình cấp ngân sách nhà nước cho hoạt động đào tạo từ trước đến nay, rà soát những ngành đào tạo phải được Nhà nước cấp ngân sách để đảm bảo tính hệ thống trong phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế của đất nước. Có những ngành đào tạo đòi hỏi đầu lư lớn cho cơ sở vật chất kỹ thuật, không thu hút sự chú ý của học sinh và xã hội, nhu cầu sử dụng thường thuộc về các cơ quan, viện, trường và các ngành quốc phòng an ninh và không được các trường đại học ngoài công lập quan tâm đúng mực. Trong khi đó, có nhiều ngành đang được các trường đại học công lập đào tạo với quy mô lớn, thu hút sự quan tâm của học sinh, gia đình và xã hội đồng thời khả năng tìm kiếm việc làm cũng rất linh hoạt như các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin,…. Nhà nước cần có quyết sách kết hợp với giao quyền tự chủ cho các trường để có lộ trình phân loại các ngành và các trường được nhận NSNN để đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước theo định hướng phát triển kinh tế xã hội và anh ninh quốc phòng. Việc phân bổ NSNN cho giáo dục đào tạo phải liên hệ chặt chẽ với qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các dự đoán nhu cầu nguồn nhân lực cho các ngành cơ bản, quan trọng và thế mạnh và năng lực đào tạo của các trường đại học nói chung và các trường đại học công lập nói riêng.
Thông qua nghiên cứu, rà soát các ngành đào tạo và cơ sở đào tạo công lập để phân loại các ngành đào tạo phải được Nhà nước đầu tư ngân sách và phải có kế hoạch sử dụng, các ngành còn lại sẽ được các trường đại học công lập và ngoài công lập đảm nhận tùy theo năng lực của từng trường. Với các trường đại học công lập không được cấp NSNN thì phải nhanh chóng chuyển sang trường tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm với sự hỗ trợ ban đầu của Nhà nước thông qua định giá tài sản cố định đã hình thành và giao cho các trường này quản lý với trách nhiệm tài chính (khấu hao) trong khoảng thời gian nhất định.
160
Vì vậy, các trường đại học công lập sẽ phải định hướng phát triển của nhà trường theo hướng xây dựng các ngành, lĩnh vực đào tạo thế mạnh, đủ năng lực đảm nhận đào tạo các ngành đặc biệt, đặc thù, kèm theo là biện pháp, giải pháp huy động tài chính từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Có như thế, Việt Nam mới có thể có những trường đại học hoặc các ngành đào tạo được thế giói quan tâm và có sinh viên nước ngoài theo học. Từ đó sẽ tăng được nguồn tài chính từ thu học phí của học sinh nước ngoài.
Các trường đại học công lập phải tự đánh giá được trường mình có những tiềm năng và thế mạnh gì, có khả năng đăng ký với Nhà nước nhận NSNN để đào tạo các ngành theo hình thức đặt hàng của Nhà nước. Qua đó, các trường phải chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động nhằm huy động các nguồn vốn ngoài NSNN để có thể trở thành trường đại học công lập tự chủ toàn diện.
Thứ hai: Nhà nước cần thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện các khảo sát, nghiên cứu khả năng cung ứng dịch vụ đại học – các cơ sở đào tạo và nhu cầu sử dụng dịch vụ - sinh viên và gia đình họ, cũng như cần có các khảo sát, nghiên cứu nhu cầu xã hội liên quan đến từng ngành nghề làm cơ sở xây dựng, điều chỉnh học phí, chính sách/công cụ hỗ trợ tài chính cho sinh viên, tăng học phí, thu hút sự đóng góp của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp.... để có dự báo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba: Nhà nước cần tạo cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích hợp tác giữa trường đại học công lập và các doanh nghiệp. Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng và góp phần thúc đẩy đổi mới cơ chế hoạt động của trường đại học; khuyến khích, tạo điều kiện cho các đơn vị này cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo, áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm quốc tế vào việc cung cấp sản phẩm dịch vụ công đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội.
161
Thứ tư: Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu, ban hành tiêu chí xác định đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện được Nhà nước đặt hàng và bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với cơ sở giáo dục đại học có tiềm lực mạnh về khoa học và công nghệ; xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp; trên cơ sở đó khuyến khích các tổ chức cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong việc liên doanh, liên kết về đào tạo với các trường đại học trong nước, qua đó khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới phù hợp với cam kết trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ năm: Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành quy định về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đào tạo; tiêu chuẩn chức danh cán bộ, viên chức, người lao động trong các trường đại học; ban hành quy định hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thứ sáu: Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan cần sớm xây dựng, hoàn thiện và ban hành danh mục tiêu chí, tiêu chuẩn và hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật của loại hình dịch vụ giáo dục đại học để làm căn cứ đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ, đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp đối với các trường đại học. Trên cơ sở đó tính toán, xác định chi phí đào tạo cần thiết.
Thứ bảy: Cần nâng cao nhận thức của xã hội đối với công tác đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và sự nghiệp giáo dục đào tạo nói riêng, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ đào tạo nhằm huy động các nguồn lực của xã hội chăm lo phát triển các sự nghiệp giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội dưới sự quản lý của Nhà nước.
Thứ tám: Các trường đại học công lập cần nâng cao năng lực, tính chủ động, sáng tạo của các trường trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
162
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong huy động các nguồn tài chính để đảm bảo chất lượng trong công tác đào tạo. Các trường cần xây dựng kế hoạch tài chính trung và dài hạn, để có cơ sở huy động các nguồn tài chính và đảm bảo hoạt động ổn định, phát triển.
Thứ chín: Các trường đại học công lập cần nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính của nhà trường và cán bộ quản lý thực hiện các dự án vay vốn, dự án có nguồn vốn nước ngoài. Kể từ khi mở cửa hợp tác với thế giới, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về vốn ngoài nước của Việt Nam ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Việc quản lý thu hút, sử dụng hai nguồn lực này đặt ra nhiều yêu cầu mới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện dự án phải không ngừng nâng cao năng lực trình độ để sử dụng nguồn lực hiệu quả đem lại những lợi ích thiết thực cho sự phát triển của giáo dục cũng như của cả nền kinh tế - xã hội.
163
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kinh nghiệm các nước cũng như thực tiễn Việt nam, luận án đã khuyến nghị những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường việc thu hút các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước trong các trường đại học công lập ở nước ta trong thời gian tới. Các giải pháp sẽ góp phần triển khai các chương trình, đề án đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt nam một cách có hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra.
Liên quan đến phương hướng hoàn thiện, luận án đề xuất cần phải có những khảo sát, nghiên cứu khả năng cung ứng dịch vụ đại học – các cơ sở đào tạo và nhu cầu sử dụng dịch vụ - sinh viên và gia đình họ, cũng như cần có các khảo sát, nghiên cứu nhu cầu xã hội liên quan đến từng ngành nghề làm cơ sở xây dựng, điều chỉnh học phí, chính sách/công cụ hỗ trợ tài chính cho sinh viên, tăng học phí, thu hút sự đóng góp của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp.... Bên cạnh đó, luận án đã đề xuất một số giải pháp cụ thể liên quan đến ba nhóm đối tượng: nhà nước, trường đại học và người học nhằm tăng cường nguồn tài chính cho việc phát triển giáo dục đại học. Giải quyết thành công những giải pháp này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự gia tăng và duy trì ưu thế cạnh tranh của nền kinh tế Việt nam, đồng thời thúc đẩy sự công bằng xã hội.
Trình tự thực hiện các giải pháp này phụ thuộc vào tầm quan trọng và điều kiện để thực hiện, nhưng vẫn phải đảm bảo tính đồng bộ mới mang lại hiệu quả cao. Những kết quả nghiên cứu và phân tích sâu trong chương 2 cũng là căn cứ để NCS đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách trong các trường đại học công lập ở Việt nam.
Nếu được triển khai và thực hiện nghiêm túc các giải pháp nêu trên, các trường đại học công lập Việt Nam sẽ có điều kiện đảm bảo đủ nguồn lực tài chính cho việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nhà trường.
164
KẾT LUẬN
Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng trình độ cao là yêu cầu cấp thiết đối với bất cứ quốc gia nào trong thời đại phát triển kinh tế tri thức. Trong những năm qua, Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho các trường đại học công lập nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho các ngành, các trường đại học và viện nghiên cứu và cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sự phát triển của các địa phương, của cả nước, thì yêu cầu phải có đủ nguồn lực tài chính cho hoạt động là rất quan trọng. Việc tăng cường huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách trong các trường đại học công lập là vấn đề cần được quan tâm giải quyết cả về lý luận và thực tiễn.
Các nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:
1. Phân tích các luận cứ khoa học cho thấy sự cần thiết phải triển khai và tăng cường huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách trong các trường đại học công lập.
2. Trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam, đại học công lập giữ vai trò chủ đạo trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
3. Phân tích và đi đến thống nhất quan niệm, nội dung, phương pháp huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách trong các trường đại học công lập. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ vai trò của cơ chế điều hành và quản lý nguồn tài chính ngoài ngân sách trong các trường đại học công lập.
4. Phân tích thực trạng huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách trong các trường đại học công lập Việt Nam để thấy được những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại làm giảm khả năng thu hút các nguồn lực XHH, giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính dành cho các chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sự phát triển của xã hội. Đây là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học công lập.
165
tài chính của các trường đại học công lập mang tính cấp thết, để các trường phát huy thế mạnh trong hoạt động và huy động nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng hoạt động.
6. Phân tích trạng huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách trong các trường đại học công lập Việt Nam trên cơ sở bám sát các định hướng của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt nam đến năm 2020. Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách trong các trường đại học công lập theo hướng gắn với kết quả và chất lượng đầu ra đảm bảo phát triển nguồn lực tài chính bền vững.
7. Qua bao nhiêu năm Đổi mới, đối với giáo dục đại học cần thiết phải có nghiên cứu để đổi mới mô hình quản trị trường đại học công lập nói chung và quản trị tài chính của trường đại học công lập nói riêng.
Việc huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách trong các trường đại học công lập là vấn đề mới và khá phức tạp. Nghiên cứu để đi đến thống nhất quan điểm đối với việc huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách trong các trường đại học công là vấn đề còn mới mẻ ở Việt Nam. Bởi vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của một luận án khó tránh khỏi những hạn chế nhất định về nội dung, phương pháp tiếp cận và xử lý một số vấn đề cụ thể. Tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học và những người có quan tâm đến vấn đề này để kết quả nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
166