Thực trạng nguồn thu từ học phí

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 87 - 89)

III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị

4 đơn vị dự kiến thí điểm

2.2.1.1 Thực trạng nguồn thu từ học phí

Từ năm 1989, Nhà nước đã tạo cơ chế thu học phí sinh viên. Thời gian qua, Nhà nước có những cơ chế, chính sách quản lý tài chính cụ thể, quan trọng trong việc quản lý và sử dụng học phí như:

Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về xã hội hoá giáo dục đào tạo, Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLB/GD&ĐT-TC ngày 31 tháng 8 năm 1998 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục & đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Thông tư liên tịch số 46/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 20 tháng 6 năm 2001 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý thu, chi học phí đối với hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập, Quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh khung học

88

phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009 – 2010, Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

Cơ chế thu học phí sinh viên được Chính phủ quy định theo khung, mức học phí, loại sinh viên miễn (giảm) học phí, các trường đại học công lập được phép cân nhắc và quyết định mức học phí mà sinh viên phải trả. Đối với các chương trình đào ta ̣o thuô ̣c hê ̣ chính quy đa ̣i trà của các trường đại học công lập, mức học phí được xác định dựa trên nguyên tắc chia sẻ chi phí giữa nhà nước và sinh viên. Ngoài các chương trình đào tạo chính quy , nhà nước cho phép các cơ sở đào tạo tổ chức các chương trình đào tạo ngoài chính quy như: đào tạo tại chức, đào ta ̣o ngắn ha ̣n, đào tạo văn bằng 2, đào tạo liên thông , liên kết đào tạo theo phương thức không chính qui , các cơ sở đào tạo được xác định mứ c ho ̣c phí đảm bảo bù đắp chi phí thường xuyên tối thiểu tương ứng theo nhóm ngành nghề đào ta ̣o.

Bên ca ̣nh các chương trình giáo du ̣c đa ̣i trà theo chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT, trong những năm gần đây , chính phủ cho phép các trường mở thêm mô ̣t số lớp có điểm thi tuyển đầu vào thấp hơn , và khuyến khích các trường đầu tư và thực hiê ̣n các chương trình chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu đa da ̣ng của xã hô ̣i . Với các lớp, các chương trình này, nhà nước cho phép các trường thu ho ̣c phí cao đảm bảo học phí có thể bù đắp đầy đủ chi phí thường xuyên cho các chương trình đó.

Đối với các các chương trình thuô ̣c hệ chính quy đa ̣i trà theo chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT ở các trường công lập, nhà nước quy định trần học phí cho mỗi lĩnh vực học tập. Căn cứ vào mức trần học phí do nhà nước quy định, các trường đại học sẽ quy định mức học phí cho trường mình.

Cụ thể , năm ho ̣c 1993-1994, khung ho ̣c phí từ 20.000 đồng đ ến 60.000 đồng /tháng/sinh viên . Đến năm 1998-1999, khung học phí tăng

89

lên 180.000 đồng/tháng/sinh viên và được duy trì cho đên năm 2008. Mức học phí năm 2008 chỉ bằng khoảng 54% mức học phí năm 2000 do lạm phát tăng. Năm 2009, học phí tăng lên 255.000 đồng/tháng. Năm học 2010-2011, khung học phí tiếp tu ̣c tăng và nằm trong khoảng từ 290.000 – 340.000 đồng/tháng/sinh viên (tương đương khoảng 145 đến 170 đô la/năm/sinh viên) tùy theo ngành đào tạo . Mức ho ̣c phí này được cho là quá thấp so với nhiều nước trong khu vực.

Bảng 2.14: Học phí giai đoạn 2008-2014

Đơn vị:: 1000 VND/tháng/sinh viên

Ngành đào tạo Năm

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)