- Để tiếp cận các nguồn quỹ tài trợ của Liên bang (trợ cấp không hoàn lại, cho vay để sinh viên trả học phí và các chương trình khác của Liên bang)
1.4.1.3 Kinh nghiệm của Singapore:
Singapore cho phép các trường đại học được tự chủ và khuyến khích các trường đa dạng hóa các nguồn tài chính, đặc biệt là từ doanh nghiệp. Chính phủ vẫn cấp ngân sách chính cho GDĐH, nhưng các trường được tự định mức học phí và được trao quyền tự chủ hoàn toàn về nguồn nhân lực.
Mô hình giáo dục đại học Singapore có sự kết hợp điểm mạnh của mô hình giáo dục đại học Phương Đông (định hướng thi cử và trọng nhân tài) và phương Tây (tạo sự cân bằng, chú trọng phát triển cá tính và phát triển toàn diện). Nhà nước khuyến khích đổi mới, đặc biệt là những lĩnh vực đào tạo mới; đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ; dịch vụ xã
50
hội đối với các Trường đại học. Nhà nước tạo sự cạnh tranh lành mạnh, minh bạch và công khai giữa các Trường. Nhà nước cho rằng cạnh tranh sẽ tạo nên sự đổi mới, tính sáng tạo, nâng cao chất lượng cao về đào tạo và nghiên cứu khoa học, các Trường khi có sự cạnh tranh, ganh đua tất yếu sẽ phải lựa chọn cho mình các thế mạnh, các lợi thế để phát triển.
Chiến lược đa dạng hóa các loại hình trường để thu hút các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục đại học mang lại hiệu quả to lớn. Với chủ trương đưa đất nước trở thành trung tâm đào tạo hàng đầu ở Đông Nam Á và toàn Châu Á bằng cách thu hút nguồn vốn đầu tư từ các trường đại học hàng đầu thế giới vào liên kết đào tạo hoặc độc lập mở trường tại Singapore. Với chính sách này, Singapore đã thu hút được nhiều trường đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ và Châu Âu và hướng tới thu hút nhiều hơn nữa các cơ sở giáo dục đại học nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Chú trọng đầu tư cho đội ngũ nhân lực quản lý, phục vụ giáo dục đại học; bởi đó là nhân tố có tính quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững; đặc biệt, coi trọng và phát huy năng lực đầu tàu của “người lãnh đạo quản lý giáo dục”.
- Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao cho các cơ sở giáo dục đại học.
- Tăng cường việc xây dựng mô hình quản lý hiện đại và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính; đảm bảo tính công khai, minh bạch, rõ ràng, tiết kiệm… nhằm hạn chế việc gây lãng phí và tham nhũng trong việc sử dụng nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục đại học.
- Xu hướng đầu tư tài chính phát triển giáo dục đại học hiện đại, đủ tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo chuẩn tại chỗ để hạn chế số lượng sinh viên Singapore du học nước ngoài; từ đó giảm được nguồn lực tài chính trong nước “chảy ra” bên ngoài. Đồng thời, “thu hút” nguồn lực tài chính tiềm năng đối với sinh viên nước ngoài đến du học tại đất nước Singapore.