III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị
440 510 590 690 800 2 Kỹ thuật công nghệ 600 700 810 950 1
3.3.2 Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập
137
Mục tiêu của nhóm giải pháp là nhằm đẩy mạnh việc triển khai tự chủ tài chính trong các trường ĐH công lập, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công; thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển GDÐH, đồng thời đổi mới phương thức phân bổ và cách thức quản lý nguồn ngân sách dành cho GDĐH theo hướng nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH. Quan điểm tự chủ tài chính ở đây được xác định là tự chủ tài chính không có nghĩa là Nhà nước không tiếp tục tài trợ cho các trường ĐH công, tự chủ tài chính nhưng không biến ĐH thành doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận.
Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã chỉ rõ mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập như sau: Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động; thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn; phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ cũng xác định rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động.
Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, các trường ĐH công lập phải chuyển đổi tự chủ tài chính theo cơ chế đảm bảo một phần
138
kinh phí chi thường xuyên sang thành cơ chế đảm bảo hoàn toàn kinh phí chi thường xuyên. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc triển khai tự chủ tài chính trong các trường ĐH công lập theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ cũng còn rất chậm, làm ảnh hưởng đến việc đổi mới cơ chế tài chính ở các cơ sở GDĐH công lập.
Để đẩy mạnh việc triển khai tự chủ tài chính trong các trường ĐH công lập cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
Thứ nhất: Nhà nước cần đổi mới cách thức quản lý tài chính ở các trường đại học theo hướng xác định giá trị tài sản tại trường đại học để giao cho đơn vị theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp; đơn vị được vay vốn các tổ chức tín dụng; huy động của các cán bộ viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp.
Đối với các hoạt động đào tạo cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu xã hội, các trường được quyết định thu giá dịch vụ trên cơ sở tính đủ các chi phí cần thiết cho việc cung cấp dịch vụ; từng bước tiến tới thực hiện cơ chế tài chính hạch toán đầy đủ chi phí đầu vào, đầu ra (trước mắt thực hiện hạch toán đầy đủ chi phí tiền lương, chưa tính chi phí khấu hao tài sản); được tự quyết định chế độ hạch toán kế toán, chế độ chi tiêu nội bộ, tiền lương đối với giảng viên và cán bộ gắn với năng suất, chất lượng hiệu quả công việc; đồng thời phải chịu trách nhiệm trong việc đáp ứng các tiêu chí chất lượng đào tạo theo quy định và chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội về chất lượng đào tạo và công khai minh bạch các khoản thu, chi tài chính.
Xác định đúng đắn mục tiêu triển khai tự chủ tài chính trong các trường ĐH công lập. Việc tự chủ tài chính trong các trường ĐH công lập phải hướng đến các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Sử dụng quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Hiệu trưởng (Giám đốc) và quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong nhà trường để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
139
- Triển khai được cơ chế tiền lương mang tính cạnh tranh nhằm thu hút và giữ chân các giảng viên, cán bộ viên chức có trình độ cao, có năng lực.
- Thay đổi cơ bản cơ chế trả thu nhập cho cán bộ theo định hướng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ.
- Ổn định phát triển nguồn lực về tài chính bao gồm ngân sách nhà nước, nguồn thu sự nghiệp và các nguồn thu khác: sử dụng hiệu quả nguồn tài chính để vừa đảm bảo chi thường xuyên, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Thứ hai: Nhà trường cần tổ chức để thực hiện tự chủ tài chính trong các trường ĐH công lập một cách hiệu quả, đúng quy định.
Để thực hiện tự chủ tài chính trong các trường ĐH công lập một cách hiệu quả, đúng quy định, các trường ĐH cần làm tốt một số công việc như: xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với điều kiện và hoạt động của nhà trường; nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, để nâng cao uy tín và vị thế của các trường ĐH. Điều đó sẽ góp phần thu hút ngày càng nhiều sinh viên theo học và do đó các cơ sở đào tạo ĐH sẽ có điều kiện tăng nguồn thu.
Thứ ba: Xây dựng một số trường ĐH công lập thành trung tâm
nghiên cứu khoa học - công nghệ mạnh.
Việc xây dựng một số trường ĐH công lập thành trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ mạnh đã trở thành một yêu cầu bức thiết. Việc nghiên cứu khoa học không chỉ giúp cho giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt nhu cầu giảng dạy mà còn tăng nguồn thu cho các trường. Hơn nữa, hiện nay nhu cầu chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ hiện đại từ các cá nhân, các doanh nghiệp là rất lớn, vì vậy, các trường có thể tận dụng khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu cho xã hội, tăng nguồn thu cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.
140
Cần đầu tư tài chính để phát triển một số trường đại học hiện đại, đủ tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo chuẩn tại chỗ để hạn chế số lượng sinh viên Việt nam du học nước ngoài; từ đó giảm được nguồn lực tài chính trong nước “chảy ra” bên ngoài. Đồng thời, “thu hút” nguồn lực tài chính tiềm năng đối với sinh viên nước ngoài đến du học tại Việt Nam.
Thứ tư: Tăng cường gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Hợp tác giữa trường ĐH và doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trong đào tạo cán bộ... vẫn là xu thế phổ biến trên thế giới. Hợp tác giữa trường ĐH và doanh nghiệp được coi là mô hình kết hợp nghiên cứu và sản xuất. Sản phẩm cuối cùng của quá trình nghiên cứu là sở hữu của cả hai bên, doanh nghiệp và trường ĐH cùng chia sẻ lợi nhuận. Trong quá trình hợp tác này, doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ việc bán sản phẩm. Còn nhà trường có nguồn thu từ việc hợp tác với doanh nghiệp.
Do vậy, các trường ĐH cần chủ động thành lập cơ quan điều hành hoạt động hợp tác này trong nhà trường. Có như vậy mới quy tụ được các nhà khoa học giỏi chuyên môn, hình thành đội ngũ nghiên cứu, từ đó hiệu quả hợp tác giữa trường ĐH và doanh nghiệp được nâng cao, mang lại lợi ích cho các bên tham gia.