Thực trạng hỗ trợ tài chính trong các trường đại học công lập

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 92 - 97)

III Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị

440 510 590 690 800 2 Kỹ thuật công nghệ 600 700 810 950 1

2.2.1.2 Thực trạng hỗ trợ tài chính trong các trường đại học công lập

Song song với viê ̣c áp du ̣ng chính sách ho ̣c phí , nhà nước đã ban hành nhiều chính sách , cơ chế hỗ trợ người ho ̣c như : miễn giảm ho ̣c phí , cấp ho ̣c bổng , trợ cấp xã hô ̣i và cho sinh viên vay tiền ho ̣c . Riêng chính sách miễn giảm học phí chỉ áp dụng đối với các sinh viên học ở các

trường công lâ ̣p.

Chính sách miễn học phí

Theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, thì các sinh viên sư phạm không phải đóng học phí. Các văn bản pháp quy này cũng quy định các đối tượng được miễn học phí đại học, cao đẳng bao gồm: 1) Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng (ví dụ: các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, con của Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, con Anh hùng Lao động, con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh ...); 2) sinh viên có cha mẹ thường trú tại xã biên giới, vùng cao, hải đảo và xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; 3) sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật có khó khăn về kinh tế; 4) sinh viên hệ cử tuyển; 5) học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học; 6) học sinh sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là

93

người dân tộc, thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

Chính sách giảm học phí

Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định đối tượng được giảm 70% học phí hệ đại học, cao đẳng bao gồm: học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc và một số chuyên ngành , nghề nặng nhọc, độc hại. Còn đối tượng được giảm 50% học phí bao gồm học sinh, sinh viên là con em cán bộ, công nhân, viên chức mà cha mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên. Theo thống kê, chỉ có khoảng 23% số sinh viên thuộc diện được miễn hoặc giảm học phí [47].

Chính sách học bổng:

Hê ̣ thống hỗ trợ của Viê ̣t nam tồn ta ̣i hai loa ̣i ho ̣c bổng : học bổng dựa trên thành tích ho ̣c tâ ̣p và ho ̣c bổng chính sách . Loại học bổng dựa trên thành tích ho ̣c tâ ̣p hiện có 3 mức: Mức học bổng loại khá : học bổng tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức trần học phí hiện hành của ngành nghề mà sinh viên theo ho ̣c; Mức học bổng loại giỏi: cao hơn loa ̣i khá; và Mức học bổng loại xuất sắc: Cao hơn mức loa ̣i giỏi.

Theo Quyết đi ̣nh 44/2007/QĐ-BGD&ĐT: “Quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu bằng 15% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường công lập và tối thiểu bằng 5% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường ngoài công lập. Đối với các trường sư phạm và các ngành nghề đào tạo không thu học phí thì quỹ học bổng được trích tối thiểu bằng 15% từ nguồn học phí do Nhà nước cấp bù”.

Học bổng chính sách được thực hiện theo các Quyết định số: 152/2007/QĐ-TTg về Học bổng chính sách đối với ho ̣c sinh , sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân , Quyết đi ̣nh

94

số 194/2001/QĐ-TTg và Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học quy định tại Quyết định số 194/2001/QĐ- TTg ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. Theo các quy đi ̣nh này, đối tượng được hưởng bảo gồm : 1) Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển; 2) Học sinh, sinh viên đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học; và 3) Học viên là thương binh, người tàn tật, người khuyết tật đang học tại các trường dạy nghề dành cho thương binh , người tàn tật, người khuyết tật. Mức học bổng chính sách cấp cho các đối tượng quy định là 280.000 - 360.000 đồng/người/tháng

Chương trình tín dụng sinh viên

Ngày 27/9/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Chương trình tín dụng này có ý nghĩa xã hội to lớn, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Chính phủ đối với học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn.

Chương trình tín du ̣ng sinh viên đã được hình thành từ năm 1994 với mục đích hỗ trợ cho học sinh , sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trang trải các chi phí theo học đa ̣i ho ̣c , gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại. Trong thời gian đầu thành lâ ̣p (từ năm 1995-1998) chương trình mang tính chất thử nghiê ̣m nên đối tượng cho vay tương đối ha ̣n chế – chỉ áp dụng đối với sinh viên học lực khá, giỏi của các trường đại học , cao đẳng. Từ năm 1999, chương trình được áp du ̣ng rô ̣ng rãi hơn . Trước đây các khoản cho vay được thực hiê ̣n thông qua Ngân hàng Công thương Viê ̣t nam. Hiê ̣n nay, Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với học sinh, sinh viên.

95

Theo số liệu của Ngân hàng Chính sách xã hội, dư nợ cho vay học sinh, sinh viên đã tăng đáng kể qua các năm, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với việc hỗ trợ tài chính cho người học nói riêng và cho các trường đại học, cao đẳng nói chung.

Bảng 2.16: Dư nợ cho vay học sinh sinh viên theo trình độ và nhóm ngành đào tạo giai đoạn 2003-2013

Trình độ đào tạo

Đại học, cao đẳng Trung cấp chuyên nghiệp Dạy nghề Tổng dư nợ Số HSSV (Người) Dư nợ (1.000đ) Số HSSV (Người) Dư nợ (1.000đ) Số HSSV (Người Dư nợ (1.000đ) Số HSSV (Người) Dư nợ (1.000đ) Kinh tế, QTKD 395,337 7,412,379 59,207 774,751 12,126 202,623 466,670 8,389,753 Sư phạm 176,716 3,060,226 30,395 386,817 4,075 67,604 211,186 3,514,647 Nông, lâm, ngư nghiệp 35,700 692,887 6,583 85,051 1,294 18,251 43,577 796,189 Kỹ thuật công nghệ 352,175 6,660,586 61,727 835,185 23,673 354,295 437,575 7,850,066 Văn hóa nghệ thuật 23,724 443,101 3,641 50,785 695 10,214 28,060 504,100 Ngành khác 380,027 6,889,605 129,194 1,724,010 22,182 302,639 531,403 8,916,254 Tổng số 1,363,679 25,158,784 290,747 3,856,599 64,045 955,626 1,718,471 29,971,009

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội)

Theo quy đi ̣nh hiê ̣n ta ̣i (Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh , sinh viên) đối tượng được vay vốn là tất cả h ọc sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề. Cụ thể, bao gồm:

- Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.

96

- Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật; Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.

- Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Cũng theo chính sách hiện tại , một sinh viên có thể vay tối đa 800.000 đồng/ tháng vớ i tỷ lê ̣ lãi suất ưu đãi 0,5%/tháng. Sinh viên phải trả nợ vay sau khi tốt nghiệp, có việc làm.

Doanh số cho vay đến ngày 31/8/2014 đạt 50.398 tỷ đồng, sau 7 năm thực hiện, doanh số cho vay bình quân đạt trên 7.000 tỷ đồng/năm. Các năm có doanh số cho vay lớn: năm 2009 là 8.773 tỷ đồng; năm 2010 là 8.770 tỷ đồng; năm 2011 là 9.438 tỷ đồng.

Doanh số thu nợ đạt 19.996 tỷ đồng, trong đó: năm 2007 là 36,6 tỷ đồng; năm 2008 là 77,4 tỷ đồng; năm 2009 là 283,6 tỷ đồng; năm 2010 là: 949 tỷ đồng; năm 2011 là: 2.044 tỷ đồng; năm 2012 là: 4.385 tỷ đồng; năm 2013 là 6.874 tỷ đồng; năm 2014 (đến tháng 8/2014) là: 5.368 tỷ đồng, dự kiến cả năm 2014 đạt trên 7.000 tỷ đồng.

Dư nợ đến ngày 31/8/2014 là: 30.695 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 141 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,46%. (năm 2012 là thời điểm mà dư nợ cho vay cao nhất từ khi thực hiện chương trình, đạt 35.802 tỷ đồng)

Chương trình đã cho vay trên 3,2 triệu lượt HSSV, đến nay còn gần 1,8 triệu HSSV của trên 1,4 triệu hộ gia đình đang vay vốn.

Mức cho vay của Chương trình từ khi thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg cho đến nay đã được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh 4 lần cho phù hợp với thực tế từng thời kỳ. Từ ngày 01/8/2013 đến thời điểm hiện nay, mức cho vay là 1.100.000đ /tháng/HSSV.

97

Ngày 14/5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ- CP về cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các trường, trong đó có quy định mức học phí cho từng nhóm ngành, từng cấp đào tạo và cho từng năm học. Đối với năm học 2014-2015 mức học phí bình quân sẽ tăng từ 13% đến 17% /tháng/HSSV so với năm học 2013-2014. Chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ 2013 cũng đã tăng 4,47%.

Do mức thu học phí và chỉ số giá tiêu dùng đều tăng, việc điều chỉnh tăng mức cho vay đối với HSSV trong giai đoạn hiện nay là phù hợp, đảm bảo chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các đối tượng hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Theo kết quả khảo sát năm học 2011-2012 tại 63 tỉnh thành phố, các hộ gia đình có con đi học đều có ý kiến cho rằng chi phí học tập của một HSSV khoảng 2.500.000 đồng/tháng đến 3.000.000 đồng/tháng. Như vậy mức cho vay này mới chỉ đáp ứng được 33,3% cho nhu cầu chi phí học tập của HSSV.

Kết quả khảo sát thực tế năm học 2014-2015 chi phí học tập của một HSSV khoảng 3.500.000 đồng/tháng, nhưng mức cho vay hiện nay là 1.100.000 đồng/tháng mới chỉ đáp ứng được 31,4% nhu cầu chi phí học tập của HSSV.

Ngoài ra, các Bộ, ngành, Đoàn kiểm tra liên ngành, các nhà trường, người vay vốn và cử tri các địa phương thông qua các đại biểu Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ đều kiến nghị nâng mức cho vay để phù hợp thực tế.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)