Kinh nghiệm của Trung Quốc:

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 44 - 49)

- Để tiếp cận các nguồn quỹ tài trợ của Liên bang (trợ cấp không hoàn lại, cho vay để sinh viên trả học phí và các chương trình khác của Liên bang)

1.4.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc:

Trong khoảng thời gian từ 1998 đến nay, Trung Quốc thực hiện một sự thay đổi quan trọng về chính sách vĩ mô đối với giáo dục đại học. Từ 11 triệu sinh viên năm 1999 chiếm 9.8% học sinh tốt nghiệp phổ thông, đến năm 2006 đã là 23 triệu chiếm 21% học sinh tốt nghiệp phổ thông và năm 2010 là 27% học sinh tốt nghiệp phổ thông. Trước 1970, quản lý các trường đại học phân tán cho 60 bộ ngành và địa phương. Sau 1983 tập trung về một đầu mối là Bộ

45

Giáo dục và phân cấp cho các địa phương, đồng thời điều chỉnh và sáp nhập các trường đại học [Theo báo cáo khảo sát các trường đại học Trung Quốc].

Hiện nay có khoảng 100 trường do Bộ giáo dục và một số Bộ ngành quản lý, trong đó có 74 trường là do Bộ Giáo dục quản lý. Có khoảng 1000 trường được phân cấp cho các địa phương.

Những trường đơn ngành, nhỏ lẻ được sáp nhập với các trường lớn đa ngành có đội ngũ cán bộ hoàn chỉnh, các chuyên ngành bổ sung cho nhau, tránh trùng lặp, tối ưu hoá nguồn lực giáo dục. Ví dụ sáp nhập học viện Mỹ thuật vào đại học Thanh Hoa, sáp nhập trường Y vào đại học tổng hợp Bắc Kinh. Trường đại học Chiết Giang sáp nhập 4 trường tại địa phương (hiện nay trường này xếp thứ ba trong các trường hàng đầu của TQ chỉ sau có ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh, trên cả ĐH Giao thông).

Về đào tạo, trước kia các trường chỉ chú trọng đào tạo cử nhân khoa học, rồi mở rộng sang các ngành công nghệ, kinh tế, luật. Nhưng sau đó lại có tình trạng dư thừa, bị xã hội phê phán là thừa thầy, thiếu thợ. Trong cải cách giáo dục đại học, TQ có sự điều chỉnh quan trọng như: chuyển cao đẳng 3 năm thành cao đẳng 2 năm, chú trọng đào tạo thực hành khi ra trường để có thể đáp ứng nhu cầu của kinh tế- xã hội.

Từ năm 1990, TQ đã tiến hành xã hội hoá giáo dục đại học, chủ yếu là hậu cần cho các trường đại học mà không thị trường hoá . Chính sách học phí của Trung quốc đã trải qua khá nhiều giai đoạn . Đến giữa những năm 1980, hê ̣ thống giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c của Trung quốc vẫn do nhà nước chi phối v à được bao cấp. Bắt đầu từ giữa những năm 1980, Trung quốc ban hành chính sách chia sẻ chi phí ở bâ ̣c đa ̣i ho ̣c. Theo chính sách này, mô ̣t số nhỏ các sinh viên có kết quả học tập dưới một mức nào đó sẽ không nhận được hỗ trợ từ nhà nước v à phải nô ̣p ho ̣c phí cho cơ sở đào ta ̣o. Vào năm 1993, Chính phủ Trung quốc đã thực hiện chính sách một chế độ học phí . Nếu như trước kia chỉ mô ̣t nhóm nhỏ sinh viên phải nô ̣p ho ̣c phí thì theo chính sách này , tất cả sinh viên đều phải trả ho ̣c phí. Đến năm 1997, tất cả các trường đa ̣i ho ̣c đều thu ho ̣c phí. Hiê ̣n ta ̣i, học phí chiếm khoảng 25% tổng chi tiêu thường xuyên của giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c.

46

Với chính sách đa dạng hóa nguồn tài trợ cho giáo dục đại học và cao đẳng công lập đồng thời khuyến khích mở rộng giáo dục đại học và cao đẳng dân lập, hiê ̣n ta ̣i nguồn tài chính của các trường đại học và cao đẳng công lập bao gồm 4 nguồn cơ bản sau:

- Nguồn tài trợ thường xuyên từ ngân sách trung ương hoặc địa phương. - Nguồn tài trợ bổ sung không thường xuyên cho một số trường đặc biệt được lựa chọn theo dự án 211 và dự án 985 (Năm 1995 chính phủ Trung Quốc đưa ra dự án 211 với mục tiêu xây dựng 100 trường đại học cao đẳng hàng đầu, năm 1998 Trung Quốc đưa ra dự án phát triển 10-12 trường đại học có khả năng cạnh tranh với các trường đại học trên thế giới).

- Học phí thu từ sinh viên.

- Một số khoản thu từ các hoạt động khác của trường.

Liên quan đền nguồn kinh phí từ ngân sách , mức kinh phí chính phủ cấp cho các trường không giống nhau mà dựa vào tiêu chí chi phí đào ta ̣o /đầu sinh viên.

Chính sách hỗ trợ sinh viên được thực hiện trong từng vùng dựa trên mức sống của khu vực. Mỗi trường đại học cao đẳng phải xác định mức sống thấp nhất trong vùng và khả năng gia đình sinh viên có thể đáp ứng yêu cầu chi trả học phí và các chi phí ăn ở của sinh viên. Không có hỗ trợ của Nhà nước cho các trường đại học và cao đẳng dân lập, tuy nhiên Nhà nước khuyến khích các trường dân lập hỗ trợ những sinh viên khó khăn. Các gia đình Trung Quốc thường dành tiền tiết kiệm để con em họ đi học. Theo báo cáo của tổ chức OECD (2009), trung bình 65% chi phí cho sinh viên được chi tiêu từ tiền tiết kiệm của gia đình. Từ năm 2007, những hình thức hỗ trợ tài chính cho sinh viên ngày càng được đa dạng hóa, bao gồm các hình thức cơ bản: học bổng của chính phủ, học bổng khuyến khích của chính phủ, cho sinh viên vay tiền, hệ thống vừa học vừa làm. Chính sách cho sinh viên vay tiền chủ yếu tập trung giúp đỡ các sinh viên nghèo, giúp họ chi trả học phí và các chi phí ăn ở trong quá trình học tập. Theo báo cáo của tổ chức OECD (2009), học bổng của chính phủ Trung Quốc được cấp cho 50.000 sinh viên đạt kết quả xuất sắc nhất với số tiền 8.000 nhân dân tệ/năm, học bổng khuyến khích với mức 5.000 nhân dân

47

tệ/năm được cấp cho những sinh viên nghèo đạt kết quả học tập tốt của các trường đại học và cao đẳng, chiếm khoảng 3% số sinh viên trong toàn quốc.

Sinh viên có thể vay tiền từ các ngân hàng thương mại. Theo báo cáo của OECD (2009), từ năm 2004 đến 2006 Ngân hàng Trung Quốc đã cho khoảng 322.000 sinh viên của 115 trường đại học và cao đẳng vay với tổng số tiền 4,35 tỷ nhân dân tệ. Các ngân hàng không đưa ra điều kiện về tài sản thế chấp đối với sinh viên nhưng thường phải có đảm bảo từ phía gia đình họ trong trường hợp sinh viên không trả được nợ. Các ngân hàng thường muốn cho các sinh viên có triển vọng nghề nghiệp tốt của các trường đại học có uy tín vay nợ. Các trường đại học cũng được khuyến khích quản lý các sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa trả được nợ.

Có một thực tế đang tồn tại trong các chương trình tín du ̣ng sinh viên ở Trung Quốc. Các ngân hàng xem xét và phê duyệt các khoản cho vay trên cơ sở xem xét đánh giá mức độ rủi ro, do vậy, các sinh viên nghèo và theo học các trường có uy tín thấp hơn sẽ ít có khả năng vay tiền hơn các sinh viên có điều kiện kinh tế tốt hơn và theo học các trường có uy tín tốt, sinh viên ở các vùng kém phát triển ít có cơ hội được vay tiền, sinh viên của các trường được chính phủ trung ương tài trợ có cơ hội tiếp cận các khoản vay hơn sinh viên của các trường được chính quyền địa phương tài trợ. Hơn nữa, đối với số tiền cho vay do không có sự phân biệt giữa các ngành nghề lĩnh vực khác nhau, nên sinh viên theo học các ngành có chi phí cao hơn sẽ gặp khó khăn và phải tìm kiếm thêm tài trợ từ những nguồn khác

Học phí hiện nay của các trường công lập của TQ được khống chế trong khoảng 25% tổng chi phí đào tạo (đây là tỷ lệ cao nhất khu vực hiện nay) và có sự khác biệt giữa các trường và giữa các ngành về học phí.

Kinh phí nhà nước cấp theo mục tiêu bao gồm cả đào tạo, nghiên cứu khoa học và chi thường xuyên (bao gồm cả một phần lương của nhân viên) được nhà nước quản chặt và thực hiện theo quy định của nhà nước.

Bộ quản lý về chỉ tiêu tuyển sinh. Chỉ tiêu tuyển sinh do Bộ quyết định giao cho các trường. Hàng năm Bộ công bố rộng rãi chỉ tiêu tuyển sinh từ cao đẳng đến nghiên cứu sinh. Bộ quản lý việc đánh giá các trường, bổ nhiệm Hiệu

48

trưởng và mở các chuyên ngành cử nhân mới. Các trường được tự chủ chi tiêu nguồn kinh phí do trường kiếm được.

Nhưng cũng giống như giáo dục đại học của Việt Nam, những vấn đề mà Trung Quốc đang phải đối mặt trong giáo dục đại học là:

- Tốc độ tăng quy mô quá nhanh so với điều kiện đảm bảo chất lượng, tỷ lệ giáo viên/ sinh viên quy định là 1/16 trên thực tế là 1/20, có nơi 1/30.

- Số lượng và chất lượng giảng viên chưa đạt các yêu cầu đã quy định. Yêu cầu của nhà nước là tất cả giảng viên của các trường theo chương trình 211 và 985 phải có trình độ tiến sỹ, nhưng có trường chỉ <50%, các trường khác phải có trên 50% thạc sỹ và tiến sỹ nhưng cũng không đạt.

- Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Mặc dầu có những trýờng ðýợc ðầu tý trọng ðiểm, số sinh viên tăng nhưng cơ sở vật chất không được cải thiện.

- Chương trình đào tạo lạc hậu, không theo kịp thời đại. Đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn.

- Vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp gặp nhiều khó khăn. TQ có 4,5 triệu sinh viên tốt nghiệp/năm. Trong khi TQ chỉ có thể tạo thêm việc làm cho 10 triệu người/năm thì nhu cầu có việc làm là 20 triệu. Cạnh tranh vì vị trí công việc là rất gay gắt, trong khi có nhiều doanh nghiệp không tuyển được người đáp ứng vị trí công tác.

- Chất lượng cao học và nghiên cứu sinh không đảm bảo.

Hiện nay Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc hàng cao nhất thế giới. Mô hình giáo dục đại học Trung Quốc chịu ảnh hưởng nhiều từ mô hình giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Bên cạnh việc chú trọng nguồn lực từ NSNN cho giáo dục đại học, Trung Quốc tích cực thu hút các nguồn vốn ngoài NSNN nhằm tăng nguồn lực cho giáo dục đại học. Để đạt được những thành tựu giáo dục đại học trong những năm qua, Trung Quốc đã áp dụng một số chính sách tài chính phát triển giáo dục đại học sau:

- Hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính ngoài NSNN: Đa dạng hóa các hình thức sở hữu các cơ sở giáo dục đại học; tổ chức sáp nhập đối với các cơ sở giáo dục đại học có quy

49

mô nhỏ, đơn ngành để hình thành cơ sở giáo dục đại học có quy mô lớn hơn; hoàn thiện chính sách học phí phù hợp với từng thời kỳ phát triển; tăng cường và mở rộng liên doanh liên kết; phát triển mô hình doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học.

- Nhà nước khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học đa dạng hóa các kênh tạo nguồn vốn. Ngoài nguồn thu từ học phí do Nhà nước quy định (mức thu học phí thống nhất cho sinh viên, và học phí phải trang trải được khoảng 20% chi phí cho giáo dục), nhà trường phải tự tạo ra các nguồn thu từ nhiều nguồn khác nhau:

• Thu từ doanh nghiệp của trường: Nguồn thu này phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý của nhà trường, đặc biệt là các trường ở thành phố lớn.

• Thu từ các hợp đồng đào tạo và chương trình liên kết đào tạo như: Liên kết đào tạo giữa các trường với nhau (tận dụng được lợi thế của nhau trong quá trình đào tạo); liên kết giữa trường với doanh nghiệp; liên kết đào tạo quốc tế. Nguồn thu này đem lại nguồn lực đáng kể cho giáo dục đại học.

• Thu từ nghiên cứu khoa học và dịch vụ tư vấn đào tạo: Tiến hành các chương trình nghiên cứu cơ bản, các dự án nghiên cứu của Chính phủ và tham gia vào phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, tư vấn công nghệ và các dịch vụ cho doanh nghiệp.

• Thu từ các khoản quà tặng, biếu, quyên góp từ thiện...

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)