Tiến trình tổ chức dạy và học 1 Ổn định lớp

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 141 - 144)

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất. chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất.

3. Bài mới

Giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Ở tiết trước các em được tìm hiểu công cuộc dựng nền tự chủ của họ Khúc, họ Dương kết thúc ách đô hộ nghìn năm của các thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta về mặt danh nghĩa.

Năm 938 vua Nam Hán lại sai đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ 2 VậyTại sao quân Nam Hán lại kéo sang xâm lược nước ta lần thứ 2? Ngô Quyền đã chuẩn bị chống giặc như thế nào?

Cuộc kháng chiến diễn ra và thắng lợi như thế nào?

Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một trận chiến vĩ đại trong lịch sử nước ta? Bài học sau đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Hoạt động của thầy - trò Kiến thức học sinh cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu về Ngô Quyền

- GV: Yêu cầu HS đọc mục 1 trang 74, 75 SGK sau đó đặt câu hỏi:

- Em biết gì về Ngô Quyền?

- HS trả lời, các bạn khác bổ sung. - Giáo viên chốt:

1- Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

• Ngô Quyền (898 - 944) người Đường Lâm (Hà Nội), cha là Ngô Mân người châu mục Đường Lâm. • Ngô Quyền là người có chí lớn

mưu cao, mẹo giỏi. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất, Ngô Quyền từng chiến đấu anh dũng. Ông là một tướng giỏi, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho sau khi đánh đuổi quân Nam Hán về nước ông được Dương Đình Nghệ phong chức thứ sử và tin cậy giao cho trấn giữ Ái Châu ( Thanh Hóa)

• Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một tên tướng của mình là Kiều Công Tiễn làm phản, giết chết để đoạt lấy chức Tiết độ sứ. Khi nhận được tin đó Ngô quyền cho kéo quân ra Bắc.

Hoạt động 2: Trình bày công cuộc chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền.(kết hợp hoạt động nhóm với lớp)

- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ các nhóm:

+ Nhóm 1: Lí do quân Nam Hán kéo sang xâm lược nước ta lần 2.

+ Nhóm 2: Kế hoạch xâm lược nước ta lần 2 của quân Nam Hán

+ Nhóm 3: Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền.

- Học sinh các nhóm nghiên cứu sách giáo khoa thống nhất ý kiến

- Giáo viên yêu cầu đại diện học sinh của các nhóm phát biểu, các nhóm khác góp ý bổ sung.

- Sau khi học sinh nhóm 1 phát biểu xong, giáo viên chốt lại:

Được tin Ngô Quyền kéo quân ra Bắc, Kiều Công Tiễn vội vàng cho người sang cầu cứu quân Nam Hán. Nhà Nam Hán nhân cơ hội đó đem quân sang xâm lược nước ta.

- Tiếp theo giáo viên yêu cầu đại diện nhóm 2 trình bày về kế hoạch xâm lược nước ta của quân Nam Hán, các nhóm khác góp ý bổ sung. Giáo viên chốt lại:

Năm 938 vua Nam Hán sai con trai là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đội quân thủy tiến sang xâm lược nước ta, để sẵn sàng tiếp ứng cho những lúc cần thiết bản thân vua Nam Hán cũng đóng quân ở Hải Môn (huyện Bách Bạch tỉnh Quảng Tây).

- Tiếp theo nhóm 3 trình bày, sau đó học sinh các nhóm phát biểu bổ sung.

Giáo viên sử dụng lược đồ miêu tả và yêu cầu cả lớp cùng suy nghĩ để nhận xét kế hoạch của Ngô Quyền.

Hoạt động 3: Tường thuật diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938.(hoạt động toàn lớp kết hợp cá nhân)

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w