Sử dụng biện pháp phải giúp học sinh lĩnh hội tốt kiến thức cơ bản

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 68)

- Nội dung điều tra

2.2.2. Sử dụng biện pháp phải giúp học sinh lĩnh hội tốt kiến thức cơ bản

Để thực hiện mục tiêu của môn lịch sử ở trường phổ thông, vấn đề quan trọng là phải thực hiện tốt các bài học cụ thể, tức là phải tạo hứng thú học tập bộ môn lịch sử. Chính thông qua từng bài học, giáo viên thực hiện một phần chương trình SGK, từ đó từng bước hoàn thành mục tiêu môn học, cấp học và cả khóa trình. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giờ học là cung cấp cho học sinh lượng kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất. Kiến thức cơ bản là kiến thức tối cần thiết mà học sinh học sinh cần phải đạt được, lượng kiến thức đó đủ để học sinh khôi phục lại lại quá khứ lịch sử đúng như nó tồn tại. Nó bao gồm những yếu tố: Sự kiện lịch sử, niên đại, địa danh lịch sử, tên nhân vật lịch sử, các biểu tượng, khái niệm lịch sử, các quy luật, phương pháp

học tập và vận dụng kiến thức. Trong mỗi bài học, mỗi chương trình hay cả khóa trình có rất nhiều sự kiện lịch sử. Giáo viên cần lựa chọn kiến thức cơ bản để khắc sâu cho học sinh, những kiến thức đó đủ vẽ lên bức tranh quá khứ. Việc lựa chọn và dạy kiến thức cơ bản của giáo viên sẽ giúp cho học sinh nhớ và hiểu bài ngay tại lớp, tạo ra hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời làm cho bài học không quá tải gây nặng nề cho các em.

Trong quá trình dạy học lịch sử, người giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức có sẵn, mà quan trọng hơn là giúp học sinh khám phá ra kiến thức mới. Sử dụng các biện pháp tạo hứng thú học tập, phải giúp cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bài và hiểu bài ngay tại lớp.

Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn những sự kiện cơ bản, toàn diện, chính xác về không gian và thời gian để khắc sâu cho học sinh. Yếu tố thời gian của sự kiện được biểu hiện ở độ dài, tính liên tục của quá trình hiện tượng, của các giai đoạn phát triển xã hội... Yếu tố không gian được thể hiện ở hoàn cảnh địa lí, thiên nhiên, sự thay đổi biên giới, phân bố dân cư. Trên cơ sở cung cấp những sự kiện lịch sử, giáo viên nâng hiểu biết của học sinh lên trình độ khái quát lý luận, giúp học sinh nhận thức được bản chất, mối liên hệ nhân quả, sự phát triển có tính quy luật của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

2.2.3. Vận dụng biện pháp tạo hứng thú học tập lịch sử phải phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh

Phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức tạo của học sinh trong học tập luôn là một yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong dạy học. Phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong dạy học lịch sử là một nguyên tắc, tư tưởng, quan điểm giáo dục, chi phối tất cả các thành tố của quá trình dạy học, từ mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học.

Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,

môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho các em[18, tr. 53].

Theo lý luận dạy học hiện đại, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát huy vai trò tích cực, độc lập nhận thức chủ động, sáng tạo của học sinh. Bởi “mọi sự tác động từ phía giáo viên chỉ là những tác động bên ngoài, khách quan, yếu tố quyết định chất lượng dạy học phải là hoạt động tư duy tích cực của chính bản thân người học” [19, 69]. Mặt khác, phát huy tích cực, độc lập nhận thức sẽ chuyển vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức.

Tính tích cực, độc lập của học sinh không phải là để cho các em tự học một cách tùy tiện, tự phát mà việc học có sự hướng dẫn của giáo viên. Khi học lịch sử, quá trình nhận thức của học sinh đi từ tri giác tài liệu đến tạo biểu tượng, rồi phân tích, so sánh đối chiếu... để tìm ra bản chất tức là hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học lịch sử. Muốn con đường nhận thức của học sinh được đúng đắn như vậy thì phải kích thích tư duy. Như vậy, trong hoạt động nhận thức của học sinh, tư duy đóng vai trò quan trọng. Bởi vì, nếu không có tư duy thì học sinh không nhận thức được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung và trong các THCS - DTNT nói riêng thì tính tích cực, độc lập trong nhận thức đã trở thành một nguyên tắc được quán triệt trong các hoạt động, các khâu của quá trình dạy học.

Vì vậy việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử thông qua những biện pháp sư phạm cũng phải thực hiện theo yêu cầu đổi mới là phải giúp học sinh tích cực nhận thức, độc lập suy nghĩ, sẽ đảm bảo cho các em lĩnh hội sâu sắc và nhớ lâu kiến thức, gợi dậy những cảm xúc lịch

sử kích thích hứng thú học tập, tạo cơ sở để giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w