Sử dụng đồ dùng trực quan và các phương tiện dạy học hiện đạ

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 104)

- Nội dung điều tra

2.3.7. Sử dụng đồ dùng trực quan và các phương tiện dạy học hiện đạ

Để dạy học hiệu quả khóa trình lịch sử lớp 6 THCS, giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống đồ dùng trực quan đa dạng, sinh động như bản đồ, sơ đồ, tranh, ảnh… Kết hợp với lời nói sinh động (Tường thuật, miêu tả, phân tích, so sánh) giáo viên có thể sử dụng những đồ dùng trực quan không chỉ là phương tiện mà còn là cung cấp nguồn kiến thức cho học sinh, giúp các em có hứng thú, ham mê học tập lịch sử, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Do đặc điểm của việc học tập lịch sử là không trực tiếp quan sát các sự kiện hiện tượng xảy ra, nên đồ dùng trực quan trong dạy học là một trong những phương tiện không thể thiếu, là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, là phương tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất, giúp học sinh nắm vững quy luật của sự phát triển xã hội.

Trong quá trình sử dụng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác những nội dung kiến thức lịch sử, chứa đựng trong hình ảnh bằng những câu

hỏi gợi mở. Vì nếu chỉ quan sát hình ảnh thì học sinh sẽ nhanh chóng quên đi ở những buổi học sau để nhường chỗ cho việc tiếp thu những hình ảnh mới, nhưng khi hiểu được nội dung của đồ dùng trực quan sẽ khiến các em nhớ lâu hơn kiến thức.

Trong bài giảng giáo viên hết sức tránh cách dạy “độc diễn” khiến cho bài học tẻ nhạt, đơn điệu, học sinh không cảm thấy hứng thú về môn lịch sử,

“Trong nhà trường người ta chú ý quá ít tới sự kích thích hoạt động tý duy của trẻ em, các em đôi khi nhý con chim há to miệng, còn giáo viên thì nhai tất cả và mớm cho các em những món ăn chuẩn bị sẵn… Các em không biết làm việc một cách tự lực thực sự, không thể đặt ra những câu hỏi nếu không có người hướng dẫn, không biết nêu lên những câu hỏi đã làm mình băn khoăn”[30, 38].

Trong dạy học lịch sử, có thể sử dụng nhiều loại đồ dùng trực quan: đồ dùng trực quan quy ước, hiện vật, tạo hình. Mỗi loại lại có cách sử dụng khác nhau nhưng đều cần đảm bảo các yêu cầu như: lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với nội dung bài học, không sử dụng tràn lan, gây loãng bài học, khai thác đồ dùng trực quan như một nguồn kiến thức, tránh sử dụng trực quan chiếu lệ, hình thức; đảm bảo tính hình ảnh và tính sư phạm; xác định phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan, sử dụng đồ dùng trực quan phải phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức của học sinh và cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành khi sử dụng đồ dùng trực quan.

Tong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng tranh ảnh giữ vai trò quan trọng, nó góp phần tạo biểu tượng cho học sinh về một sự kiện, một nhân vật cụ thể. Sách giáo khoa lịch sử lớp 6, bài nào cũng đều có tranh ảnh lịch sử, những tranh ảnh này vừa mang tính minh họa cho nội dung kênh chữ nhưng đồng thời cũng chứa đựng nội dung kiến thức “ẩn” mà giáo viên cần

hướng dẫn học sinh khai thác. Trong dạy học lịch sử, trước hết cần khai thác những tranh ảnh trong sách giáo khoa, bởi lẽ những tranh này đã được lựa chọn rất kĩ lưỡng, được hội đồng nghiệm thu. Tuy nhiên ngoài những tranh ảnh trong sách giáo khoa, giáo viên có thể sưu tầm, lựa chọn tranh ảnh, nhưng phải phù hợp với nội dung bài học, phản ánh đúng nhân vật, sự kiện lịch sử, phù hợp với nội dung kênh chữ, không nên sử dụng những hình ảnh có tính chất giật gân, chỉ nhìn cho thích chứ không thể khai thác nội dung kiến thức trong đó.

Các cách sử dụng hình ảnh:

- Trong quá trình soạn bài, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài viết trong sách giáo khoa, xác định rõ mục đích yêu cầu và những nội dung kiến thức ấy, giáo viên lựa chọn những kênh hình để khai thác trong bài học, biến kênh hình không chỉ là hình minh họa mà còn là nội dung kiến thức. Tùy từng nội dung cụ thể của từng bài học, tranh ảnh có thể chia ra làm nhiều loại, tranh ảnh về nhân vật lịch sử, tranh ảnh về các thành tựu văn hóa của loài người như đền đài, cung điện… Tiếp đó giáo viên tìm hiểu những nội dung chứa đựng trong tranh, ảnh để lựa chọn phương dạy học cho phù hợp, tránh việc sử dụng tranh ảnh minh họa nhằm cho học sinh vui mắt.

- Khi sử dụng giảng dạy, bất kì hình ảnh nào, giáo viên cũng cần hướng dẫn các em học sinh quan sát tổng hợp bức hình, sau đó hướng dẫn các em tập trung sự chú ý vào một số điểm quan trọng trên hình, nêu câu hỏi và tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung, khuyến khích các em miêu tả một cách đơn giản theo những gì mà các em quan sát được.

Ví dụ: Khi dạy bài 6 “Văn hóa cổ đại” ở mục 1 Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì? Chúng tôi sử dụng hình 12 - Kim tự tháp Ai Cập, sách giáo khoa trang 17. Trước hết giáo viên đưa hình ảnh cho học sinh quan sát, sau đó giới thiệu sơ lược hình ảnh, sau đó nêu

câu hỏi: em có nhận xét gì về công trình này, người Ai Cập xây nó để làm gì? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên miêu tả ngắn gọn.

Thông qua hình ảnh, được sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ hình dung ra quá trình xây dựng của Kim tự tháp và quyền lực các ông vua Ai Cập như thế nào, qua đây học sinh còn biết được Kim tự tháp là một công trình kiến trúc đồ sộ, cho đến nay và mãi mãi về sau cả thế giới chiêm ngưỡng và thán phục.

Cách sử dụng lược đồ, bản đồ trong dạy học lịch sử.

Bản đồ, lược đồ là loại đồ dung trực quan trong dạy học lịch sử, thông qua đó giáo viên giúp học sinh nắm chắc được vị trí địa lí, các đặc điểm tự nhiên, địa hình, căn cứ quân sự…cùng với tranh ảnh thì bản đồ, lược đồ chiếm số lượng khá lớn trong kênh hình, góp phần tạo biểu tượng lịch sử, cụ thể hóa về không gian, thời gian, từ đó góp phần hình thành khái niệm cho học sinh.

Đối với cách sử dụng bản đồ, lược đồ giáo viên cần sử dụng theo thứ tự các bước:

Khi soạn giáo án, giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu của bài học để lựa chọn lược đồ, bản đồ trong đúng với nội dung khoa học, không sử dụng lược đồ, bản đồ chỉ để minh họa mà qua đó giúp học sinh biết được các địa danh, vị trí, gianh giới của các nước… từ đó học sinh hiểu được những diễn biến, sự kiện xảy ra ở thời điểm đó, mối liên hệ giữa địa điểm với sự kiện lịch sử. Tiếp đó, giáo viên cần tìm hiểu những nội dung lịch sử “ẩn” trong lược đồ với những kiến thức về địa lí, những kiến thức về lịch sử (thông thường là diễn biến của một chiến dịch, một cuộc khởi nghĩa) và những kí hiệu liên quan (như đường tấn công, đườn rút lui của ta và địch, những căn cứ quân sự…). Trên cơ sở đó xây dựng bài miêu tả, lược thuật về sự kiện, nhằm giúp cho học sinh có những biểu tượng cụ thể về sự kiện.

Khi dạy trên lớp, trước tiên giáo viên cần giới thiệu khái quát lược đồ, tỉ lệ và các kí hiệu cơ bản, nhằm hướng các em vào bản đồ, lược đồ, giải thích các kí hiệu trên lược đồ, bản đồ. Sau đó, giáo viên hướng học sinh chú ý vào một số chi tiết, nêu câu hỏi gợi mở để học sinh tìm hiểu thông qua việc quan sát lược đồ, bản đồ. Giáo viên dành một khoảng thời gian ngắn để học sinh quan sát kĩ và đọc lướt những nội dung trong sách giáo khoa để tìm câu trả lời, yêu cầu học sinh trình bày kết quả vừa tìm hiểu, cuối cùng giáo viên nhận xét và chốt lại những nội dung phản ánh trên bản đồ.

Ví dụ: Khi dạy bài 27 “Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938”, mục 2 - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giáo viên sử dụng lược đồ: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giúp học sinh có cái nhìn bao quát về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ 2 tại sông Bạch Đằng năm 938. Trước hết, giáo viên giới thiệu những kí hiệu có trên bản đồ, phân biệt các màu sắc, hình dạng của mũi tên chỉ đường đi vào và rút của quân địch, các nơi quân thủy và quân bộ của ta mai phục. Tiếp theo, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Tại sao Ngô Quyền lại chọn nơi đây làm trận quyết chiến với quân Nam Hán, sau khi học sinh trả lời, giáo viên sử dụng bản đồ giới thiệu, lược thuật tầm quan trọng của vị trí sông Bạch Đằng trong cuộc chiến này, tiếp theo dựa vào bản đồ trình bày diễn biến trận chiến trên sông, năm 938. Cuối cùng giáo viên đặt câu hỏi: kết quả của trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 như thế nào?

Qua bài học và và phần lược thuật của giáo viên dựa trên lược đồ, học sinh có thể trả lời được các câu hỏi trên, và nắm vững kiến thức giáo viên vừa giảng.

Ngoài tranh ảnh, lược đồ, bản đồ thì sơ đồ, biểu đồ, niên biểu cũng góp phần quan trọng đối với việc học sinh nắm nội dung kiến thức một cách ngắn gọn, chuẩn xác. Đây là các đồ dùng trực quan quy ước quan trọng, cần được

khai thác triệt để trong dạy học. Tuy nhiên, sử dụng loại đồ dùng trực quan này mất nhiều thời gian và công sức của giáo viên hơn. Loại đồ dùng trực quan này không có sẵn trong sách nên giáo viên cần sưu tập hoặc phải tự xây dựng. Vì vậy, thông thường giáo viên rất ngại sử dụng loại đồ dùng trực quan này, do mỗi lần sử dụng phải vẽ hoặc in ra giấy Ao rất tốn kém. Hiện nay với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ, biểu đồ, niên biểu này trên Power point, đồng thời sử dụng hiệu ứng để hình vẽ xuất hiện dần dần theo ý đồ sư phạm của mình.

Ví dụ: Trong chương trình lớp 6, có nhiều bài có thể sử dụng sơ đồ, niên biểu: khi dạy bài 12 “Nước Văn Lang”. ta có thể sử dụng sơ đồ về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.

Hùng Vương Lạc hầu - Lạc tướng (Trung ương) Lạc tướng (bộ) Lạc tướng (bộ) Bồ chính (chiềng, chạ) Bồ chính (chiềng, chạ) Bồ chính (Chiềng, chạ)

Khi dạy bài 20 “Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế” dùng sơ đồ so sánh sự phân hóa xã hội thời Văn Lang Âu Lạc và thời kì bị đô hộ.

Thời Văn Lang - Âu Lac Thời kì bị đô hộ

Vua Quan lại đô hộ

Quý tộc Hào trưởng Việt Địa chủ Hán Nông dân công xã Nông dân công xã

Nô tì Nô tì

Nhìn vào sơ đồ trên học sinh sẽ thấy được sự phân hóa trong xã hội khi có người Hán đô hộ, trong xã hội khi bị đô hộ đã thay đổi và có sự xuất hiện giai cấp mới, Vua bị thay thế bằng quan đô hộ, quý tộc biến mất, thay vào đó là hào trưởng người Việt và địa chủ Hán và tầng lớp nông dân có sự xuất hiện thêm nông dân lệ thuộc. Qua đây học sinh thấy được tác động mạnh mẽ sự đô hộ của người Hán và nước ta. Thông qua đây các em sẽ dễ hình dung hơn sự phân hóa trong xã hội, thay vì chỉ dựa vào trình bày miệng mà không có hình ảnh sơ đồ cụ thể của giáo viên đưa ra.

Đối với các em học sinh lớp 6 THCS - DTNT tỉnh Vĩnh Phúc, với đặc điểm tư duy trực quan hình ảnh của các em phát triển, cho nên đồ dùng trực quan có tác dụng rất tốt trong minh họa cho lời nói hình ảnh gây hứng thú học tập của các em.

Các phương tiện dạy học hiện đại

Những thành tựu về khoa học công nghệ cuối XX đầu XXI đã đưa loài người bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên công nghệ thông tin, những thành tựu công nghệ thông tin đang được áp dụng vào đời sống, trong đó giáo dục là một trong những ngành được quan tâm chú ý. Trong chỉ thị số 58 Bộ Chính trị ký ngày 20/10/2004 về việc “Đổi mới ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đạ hóa” đã nêu “Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ nhu cầu của toàn xã hội. Đặc biệt, tập chung phát triển máy tính phục vụ cho giáo dục đào tạo, kết nối internet tới tất cả các sở giáo dục đào tạo”. Thực hiện chủ trương của chính phủ trong bản “Chị thị hướng dân thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2005 - 2006 (ngày 4/8/2005) đã nhấn mạnh “Các địa phương có kế hoạc chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới phương

pháp dạy học, tăng cường triển khai các phần mềm dạy học phù hợp với nội dung, chương trình bộ môn cấp học”. Như vậy có thể thấy, ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, công nghệ thông tin không chỉ là công cụ hỗ trợ cho truyền đạt kiến thức giúp củng cố luyện tập mà còn góp phần phát triển tư duy người học. Sử dụng internet trong dạy học giúp học sinh khám phá kiến thức mới, nâng cao vốn hiểu biết của các em, nó còn giúp giáo viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và học tập đồng nghiệp, học sinh ở trường khác.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học giúp giáo viên trực quan hóa nhiều nội dung lịch sử, nhờ đó nội dung bài học thêm sinh động, hấp dẫn, từ đó tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Các phương tiện dạy học hiện đại có ưu điểm hơn so với phương pháp dạy học truyền thống, thể hiện ở tính sang tạo trong thiết kế bài học và tổ chức hoạt động sư phạm, có thể sử dụng tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, là công cụ giúp giáo viên thực hiện trực quan hóa cho học sinh, nhờ đó có thể phát huy tính tích cực, thu hút học sinh vào bài học. Đây là một biện pháp hay, nhưng cũng không thể thay thế được người giáo viên, giáo viên vẫn là người tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử cần đảm bảo một số yêu cầu: Giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học để xây dựng những bài giảng điện tử phù hợp, tránh việc biến bài học thành bài trình chiếu, cần đảm bảo các kiến thức cơ bản, tính khoa học, trực quan, tính hệ thống; cần kết hợp sử dụng các tư liệu trực quan với miêu tả, tường thuật…; không lạm dụng những hiệu ứng khi tiến hành bài giảng, khiến học sinh mất tập trung; ứng dụng công nghệ thông tin cần phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và trình độ nhận thức của học sinh.

Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giờ học lịch sử sẽ trôi qua một cách nhanh chóng, trong không khí thoải mái, không nặng nề, gò bó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, giáo viên sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian ghi bảng, treo đồ dùng trực quan trên bảng, để có thêm thời gian hướng dẫn học sinh học. Hơn nữa, trong quá trình học, giáo viên cho học sinh quan sát kênh hình, kết hợp với lời nói sinh động, giàu hình ảnh sẽ cuốn hút được học sinh, từ đó ý đồ sư phạm của người thầy được thực hiện. Tranh, ảnh cùng

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w