Xuất phát điểm của việc tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 33)

- Hứng thú học tập

1.1.2. Xuất phát điểm của việc tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh

Mục tiêu của môn lịch sử ở trường phổ thông cũng như các môn khoa học khác, được xây dựng trên cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mục tiêu môn lịch sử quán triệt mục tiêu chung của giáo dục phổ thông và đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội từng giai đoạn.

Theo GS. TS Phan Ngọc Liên: “Dạy, học lịch sử ở trường phổ thông là nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của lịch sử dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở đó, giáo dục cho học sinh những tư tưởng, tình cảm đúng đắn (niềm tin lí tưởng, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, kính yêu các bậc tiền bối)” [40; 363].

Lịch sử ở trường phổ thông góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ, giúp cho thế hệ trẻ có cái nhìn chính xác về quá khứ, từ đó đánh giá hiện tại và tương lai. Môn lịch sử nhằm giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành thế giới quan khoa học, tình yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động để có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống.

Như vậy, đối với cấp THCS, trước hết bộ môn lịch sử phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, những bước phát triển, những chuyển biến quan trọng của lịch sử, bao gồm cả lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc từ cội nguồn cho đến nay, hiểu biết một số nội dung quan trọng, cần thiết về mặt nhận thức xã hội, từ đó hiểu được quy luật phát triển của lịch sử. Đồng thời thông qua việc trang bị kiến thức ở cấp THCS còn giúp học sinh có những kiến thức đơn giản về phương pháp học tập bộ môn.

Thứ hai, về mặt kĩ năng, hình thành cho học sinh một số kĩ năng như: Kĩ năng tự học, kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá sự kiện cũng như các năng lực thực hành bộ môn.

Thứ ba, về mặt thái độ: Trên cơ sở kiến thức đã trang bị cho học sinh, qua đó bồi dưỡng cho các em những tư tưởng tình cảm đạo đức đúng đắn, lòng yêu nước gắn liền với tự hào dân tộc, trân trọng những anh hùng dân tộc, những di tích lịch sử và các giá trị văn hóa.

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w