Đặc điểm và cấu trúc của hứng thú học tập

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 31)

- Hứng thú học tập

1.1.1.3. Đặc điểm và cấu trúc của hứng thú học tập

Đặc điểm của hứng thú học tập

Khi nghiên cứu về đặc điểm của hứng thú học tập tác giả G. I Sukina trong tác phẩm “Vấn đề hứng thú trong khoa học giáo dục” cho rằng hứng thú có những đặc điểm riêng của nó “Hứng thú học tập có liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt động học tập, hứng thú có thể rất rộng, phân tán nhằm thu lượm thông tin nói chung, hoặc nhận biết các mặt mới của đối tượng, hoặc đi sâu một lĩnh vực nhất định, vào cơ sở lí luận của nó, vào những mối liên hệ và quy luật của nó.” [53, 17].

thường xuyên nghiên cứu sâu sắc, độc lập, tiếp thu kiến thức thuộc lĩnh vực mình thích thú, hoàn thiện phương pháp học tập, kiên trì khắc phục khó khăn nắm kiến thức và phương pháp tiếp thu kiến thức.

Trong hứng thú học tập, các quá trình suy nghĩ mang màu sắc xúc cảm rõ rệt, các hành vi nhận thức không dừng ở mức độ quan sát thụ động mà mang tính chất định hướng tích cực. Chủ thể không chỉ có nguyện vọng nắm vững kiến thức mà còn muốn mở rộng kiến thức. Hơn nữa, việc mở rộng kiến thức được gắn liền với hoạt động tích cực, tìm tòi ra bản chất, cái cơ bản bên trong của quá trình cũng như những hiện tượng, sự kiện được nghiên cứu, chứ không chỉ dừng lại ở bề ngoài.

Ngoài các quan điểm trên thì đặc điểm của hứng thú học tập còn được A.K.Marcôva và V.V.Repkin cho rằng hứng thú học tập còn có một số đặc điểm khác:

- Hứng thú học tập lúc đầu hướng tới nội dung tri thức khoa học, sau đó tới các phương pháp khám phá ra nội dung đó.

- Hứng thú học tập dần có được tính bền vững, nếu được củng cố trong những điều kiện của tình huống đã làm nó xuất hiện, loại hứng thú này được phân biệt bằng tính không bão hòa: Sự làm quen với đồi tượng của hoạt động nhận thức càng sâu sắc, sự cuốn hút của nó càng cao và càng xuất hiện những vấn đề mới.

- Hứng thú học tập là biểu hiện của một trong những động lực mạnh nhất, thúc đẩy học sinh nghiên cứu đối tượng trong phạm vi của nó.

Cấu trúc của hứng thú học tập

Về mặt cấu trúc của hứng thú, trên cơ sở ý kiến của các nhà tâm lí học chúng tôi cho rằng hứng thú có ba thành tố: Nhận thức - cảm xúc tích cực - hoạt động này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tùy giai đoạn phát triển của hứng thú mà mỗi yếu tố thể hiện ít hay nhiều, bất kì các yếu tố nào cũng bao

hàm sự nhận thức, thái độ của cá nhân với đối tượng. Đặc biệt là khi cá nhân thích thú với một sự vật, hiện tượng nào đó thì càng muốn tìm hiểu nghiên cứu nó một cách kĩ càng hơn. Do đó nếu không có yếu tố nhận thức thì không có hứng thú. Ngược lại, hứng thú là điều kiện để nhận thức đối tượng một cách cơ bản và sâu sắc hơn.

Trong các yếu tố đó, thì thái độ xúc cảm đối với nhận thức có vai trò quan trọng, chính thái độ xúc cảm tích cực sẽ tạo nên niềm vui trong quá trình tìm hiểu và nhận thức. Hứng thú liên quan tới việc người đó có xúc cảm tình cảm thực sự với đối tượng mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu nhận thức đối tượng, có động cơ xuất phát từ bản thân hoạt động chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sự nảy sinh và duy trì hứng thú chứ không xác định bản chất hứng thú.

Vậy hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức, cảm xúc tích cực và hoạt động, nếu nói đến mặt nhận thức thì chỉ là sự hiểu biết của con người với đối tượng, nếu nói chỉ đến mặt hành vi là chỉ đề cập tới hình thức biểu hiện bên ngoài, không thấy được xúc cảm, tình cảm của họ đối với đối tượng đó, có nghĩa là hiểu được nội dung tâm lí của hứng thú nó tiềm ẩn bên trong. Hứng thú phải là sự kết hợp giữa nhận thức và xúc cảm tích cực và hành động, nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thú với đối tượng và tính tích cực hoạt động đối tượng. Bất kì những hứng thú nào cũng là thái độ xúc cảm tích cực của chủ thể với đối tượng, nó là sự thích thú với bản thân đối tượng và hoạt động với đối tượng, nhận thức luôn là tiền đề, là cơ sở cho việc hình thành thái độ.

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w