Thực trạng việc tạo hứng thú học tập lịch sử ở trường THCSDTNT Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 47 - 53)

- Nội dung điều tra

1.2.3. Thực trạng việc tạo hứng thú học tập lịch sử ở trường THCSDTNT Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc

Thông qua điều tra thực tế chúng tôi thu được kết quả như sau:

1.2.3.1. Đối với giáo viên

Đối với câu hỏi: Theo Thầy/Cô, tầm quan trọng của việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường DTNT, chúng tôi thu được kết quả:

Bảng 1. Tầm quan trọng của việc tạo hứng thú trong dạy học lịch sử ở trường THCS - DTNT

Mức độ tạo hứng thú Số lượng Tỷ lệ (%)

Cần thiết. 6/6 100%

Không cần thiết. 0/6 0

Bình thường. 0/6 0

Qua bảng thống kê trên chúng tôi nhận thấy với vấn đề hứng thú học tập lịch sử hầu hết giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo

hứng thú học tập để nâng cao chất lượng trong dạy học bộ môn, có tới 100% giáo viên cho đây là vấn đề cần thiết.

Câu hỏi thứ hai: Theo Thầy/Cô, hứng thú học tập lịch sử của học sinh DTNT hiện nay như thế nào?, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2. Mức độ hứng thú của học sinh đối với môn lịch sử

Tình hình hứng thú của học sinh Số lượng Tỷ lệ (%)

Rất hứng thú. 0/6 0

Hứng thú. 2/6 33,3

Ít hứng thú. 4/6 66,7

Không hứng thú. 0/6 0

Từ những số liệu trên cho thấy đa số giáo viên cho rằng học sinh THCS hiện nay ít có hứng thú học tập môn lịch sử (4/6), đây là một vấn đề đáng quan tâm, bởi tầm quan trọng của bộ môn lịch sử với sự hình thành nhân cách đối với học sinh, chính vì vậy vấn đề tạo hứng thú trong giờ học lịch sử hiện nay là rất cần thiết.

Câu hỏi thứ ba: Theo Thầy/Cô, tạo hứng thú trong dạy học lịch sử ở trường DTNT có tác dụng như thế nào?

Để hiểu rõ quan niệm của giáo viên về tác dụng của việc tạo hứng thú học tập lịch sử đối với học sinh, qua phiếu điều tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3. Tác dụng của việc tạo hứng thú trong học tập lịch sử

Tác dụng Số lượng Tỷ lệ (%)

Góp phần phát huy tính tích cực của HS trong học tập.

4/6 66,7

Giúp HS yêu thích môn lịch sử hơn. 2/6 33,3 Giúp GV thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện

cho HS.

0/6 0

Như vậy, đa số giáo viên (4/6) cho rằng việc tạo hứng thú học tập sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập, do đó các em sẽ yêu thích môn lịch sử hơn. Học sinh không chỉ “biết” sử, “hiểu” sử mà còn có thể vận dụng được những kiến thức lịch sử đã học vào cuộc sống. Đồng thời, giúp giáo viên thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.

Câu hỏi thứ tư, về những biểu hiện của hứng thú trong học tập lịch sử ở học sinh, sau khi chúng tôi đưa ra câu hỏi, kết quả thu được như sau:

Bảng 4. Những biểu hiện học sinh có hứng thú học tập lịch sử

Biểu hiện Số lượng Tỷ lệ (%)

Chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ. 4/6 66,7 Tích cực suy nghĩ, phát biểu ý kiến trong giờ học. 3/6 50,0 Học và làm bài tập đầy đủ theo yêu cầu của GV. 2/6 33,3 Thường xuyên nêu câu hỏi, thắc mắc với GV 4/6 66,7 Tham gia các hoạt động ngoại khóa lịch sử. 1/6 16,6

Qua số liệu trên cho thấy, giáo viên đều nhận thức được biểu hiện cơ bản của hứng thú học tập lịch sử ở học sinh được thể hiện trên tính tích cực hoạt động của các em trong quá trình nhận thức lịch sử ở trên lớp và học tập lịch sử ở nhà. Hầu hết giáo viên cho rằng các biểu hiện cơ bản đó là: Học sinh chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, tích cực suy nghĩ, phát biểu ý kiến trong giờ học, làm bài tập đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên, thường xuyên nêu thắc mắc với giáo viên, đọc tài liệu, sách báo tham khảo ở thư viện, tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa lịch sử.

Ngoài ra, theo một số giáo viên, hứng thú học tập của học sinh còn được thể hiện ở việc các em tích cực tham gia học nhóm, tổ để cùng trao đổi vấn đề học tập, biết kết hợp vở ghi và sách giáo khoa, sách bài tập để học bài, tra cứu thông tin tài liệu trên mạng, các sách tài liệu tham khảo, sưu tầm hình ảnh, tư liệu lịch sử.

Câu hỏi thứ 5 đối với câu hỏi: Trong thực tiễn dạy học, các Thầy/Cô đã vận dụng những biện pháp nào dưới đây để tạo hứng thú học tập cho học sinh?

Bảng 5. Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử

Biện pháp tạo hứng thú Số lượng Tỷ lệ (%)

Sử dụng tài liệu tham khảo và các mẩu chuyện lịch sử. 2/6 33,3 Trình bày miệng sinh động hấp dẫn. 4/6 66,7 Sử dụng đồ dùng trực quan và các phương tiện dạy

học hiện đại. 1/6 16,6

Sử dụng hệ thống câu hỏi kích thích học sinh giải

quyết vấn đề. 0/6 0

Đa dạng hóa khâu củng cố kiến thức. 4/6 66,7 Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học lịch sử

cho học sinh. 2/6 33,3 Sử dụng biện pháp dạy học nêu vấn đề. 3/6 50,0 Trao đổi, đàm thoại trong dạy học lịch sử. 4/6 66,7 Xây dựng mối quan hệ thầy - trò tích cực. 6/6 100

Qua bảng số liệu điều tra cho thấy, các biện pháp tạo hứng thú học tập được giáo viên sử dụng rất đa dạng nhằm kích thích hứng thú trong học tập lịch sử cho học sinh THCS - DTNT. Nhưng có thể nhận thấy biện pháp mà có tới 6/6 giáo viên sử dụng là: Tạo mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trò, còn đối với các cách trình bày miệng sinh động hấp dẫn, đa dạng hóa khâu củng cố kiến thức, trao đổi đàm thoại trong lịch sử...thì đa số giáo viên sử dụng. Như vậy, đối với giáo viên chúng tôi nhận thấy họ đều tâm huyết với nghề, nhưng do nhiều yếu tố khách quan tác động đến một số giáo viên họ vẫn chưa thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy lịch sử ở các trường THCS - DTNT hiện nay.

Câu hỏi thứ 6: Theo Thầy/Cô, những nguyên nhân nào làm cho học sinh DTNT có hứng thu học tập môn Lịch sử chúng tôi có kết quả như sau:

Bảng 6:Nguyên nhân của hứng thú học tâp

Nguyên nhân hứng thú Số lượng Tỷ lệ (%)

Kiến thức lịch sử phong phú, hấp dẫn. 1/6 16,6 Môn lịch sử phù hợp với khả năng và sở thích của

HS. 2/6 33,3

Giáo viên có phương pháp dạy phù hợp với đặc

trưng bộ môn. 5/6 83,3

Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học đầy đủ, hiện

đại. 2/6 33,3

Môn lịch sử được xã hội và gia đình đánh giá cao. 0/6 0

Ý kiến khác. 2/6 33,3

Qua tổng hợp kết quả từ những số liệu trên cho thấy, có nhiều ý kiến khác nhau liên quan tới hứng thú của học sinh, có tới (83,3%) giáo viên cho rằng, học sinh có hứng thú học hay không thì vẫn phụ thuộc vào phương pháp dạy học của giáo viên phù hợp với đặc trưng bộ môn. Các nguyên nhân khác ảnh hưởng tới hứng thú học tập môn lịch sử ở các em chỉ chiếm (33,3%). Vì vậy qua bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy rằng học sinh có thích học Lịch sử hay không chủ yếu phụ thuộc vào người thầy, chính vì vậy, áp dụng các biện pháp tạo hứng thú học tập trong dạy học lịch sử lúc này là rất cần thiết.

Trong câu hỏi 7 về nguyên nhân dẫn tới thực trạng HS THCS - DTNT chưa có hứng thú học tập môn Lịch sử, chúng tôi có kết quả thu được như sau:

Bảng 7. Nguyên nhân thực trạng học sinh không hứng thú học tập môn Lịch sử

Nguyên nhân chưa có hứng thú học tập Số lượng Tỷ lệ (%)

Kiến thức lịch sử khô khan, trừu tượng, có quá

nhiều sự kiện. 4/6 66,7

Học sinh chưa có phương pháp học tập hiệu quả. 4/6 66,7 Giáo viên giảng dạy tẻ nhạt, không sinh động. 1/6 16,6 Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của nhà

trường còn thiếu thốn, lạc hậu. 2/6 33,3 Môn lịch sử không được xã hội và gia đình học

sinh đánh giá cao. 3/6 50,0

Ý kiến khác. 0/6 0

Qua bảng số liệu điều tra trên cho thấy, vấn đề giáo viên giảng dạy tẻ nhạt, không sinh động; cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của nhà trường còn thiếu thốn, lạc hậu không phải là nguyên nhân chính làm cho học sinh không hứng thú với môn học này. Có tới (50%) giáo viên cho rằng môn Lịch sử không được xã hội và gia đình học sinh đánh giá cao, các ý kiến chiếm đa số (66,7%) còn lại cho rằng học sinh chưa có phương pháp học tập hiệu quả, kiến thức lịch sử khô khan, trừu tượng, quá nhiều sự kiện là nguyên nhân làm cho học sinh không hứng thú với việc học môn lịch sử.

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w