Vai trò, ý nghĩa của việc tạo hứng học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS nói chung, dân tộc nội trú nói riêng

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 45)

- Hứng thú học tập

1.1.3.Vai trò, ý nghĩa của việc tạo hứng học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS nói chung, dân tộc nội trú nói riêng

lịch sử ở trường THCS nói chung, dân tộc nội trú nói riêng

1.1.3.1. Vai trò

Việc tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS nói chung, DTNT nói riêng có tầm quan trong đặc biệt. Môn lịch sử ở trường phổ thông rất có ưu thế trong việc giáo dục và phát triển toàn diện học sinh. Những con người thực, việc làm thực trong quá khứ, sẽ khơi dậy ở các em những tư tưởng tình cảm đúng đắn, đó là hành trang cho các em bước vào đời. Song thực tiễn việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, trước hết vì học sinh không thích học lịch sử. Vì vậy để tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh là vô cùng cần thiết.

Trước hết, tạo hứng thú học tập có thể coi là một biện pháp để thực hiện mục tiêu môn Lịch sử. Mục tiêu môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, bồi dưỡng năng lực tư duy hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Để thực hiện mục tiêu đó, học sinh phải hứng thú học tập. Bởi vì khi đã có hứng thú học tập, học sinh sẽ học tập với niềm say mê, bên cạnh đó các em sẽ tự giác, tích cực, độc lập trong học tập để chiếm lĩnh lấy kiến thức, rèn luyện kĩ năng và tự bồi dưỡng cho mình những tư tưởng tình cảm tốt đẹp.

Thứ hai, việc tạo hứng thú học tập môn Lịch sử góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng bộ môn. Thực tế dạy học hiện nay cho thấy, học

sinh rất sợ học môn Lịch sử, dẫn đến những câu chuyện cười ra nước mắt trong những bài thi tốt nghiệp cũng như thi đại học. Hiện tượng học sinh hiểu sai lịch sử, hiện đại hóa lịch sử là rất nhiều. Tạo hứng thú học tập bộ môn Lịch sử, nghĩa là thực hiện từng khâu trong chương trình để từng bước nâng cao chất lượng bộ môn này.

Vì vậy hình thành hứng thú cho học sinh là mục đích cần đạt của giáo viên, hay cũng có thể nói rằng, học sinh có hứng thú học tập thì đã là thành công lớn của người giáo viên trong giáo dục. Muốn học sinh học tập tốt, người giáo viên Lịch sử hay giáo viên bất cứ bộ môn nào khác đều cần tạo hứng thú học tập cho học sinh, để đạt được mục đích giáo dục, giáo dưỡng và phát triển học sinh của nhà trường, gia đình và xã hội. Cần chú ý hơn nữa đến việc phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân, cần coi trọng việc bồi dưỡng hứng thú cho học sinh.

1.1.3.2. Ý nghĩa

Từ vai trò quan trọng như vậy, trong dạy học lịch sử, tạo hứng thú học tập cho học sinh có ý nghĩa trên cả ba mặt đối với các em về: Kiến thức, kĩ năng, thái độ.

Lịch sử là những gì đã qua, trừu tượng, học sinh không thể quan sát trực tiếp. Cho nên ý nghĩa thứ nhất tạo hứng thú học tập sẽ giúp cho học sinh lĩnh hội tốt kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới và dân tộc, các em không chỉ

“biết” mà phải “hiểu” sâu sắc những sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Khi có hứng thú tìm hiểu sự kiện hiện tượng, nhân vật lịch sử, học sinh sẽ có biểu tượng chân thực, chính xác, sinh động về những sự kiện, biểu tượng lịch sử đó. Trên cơ sở biểu tượng với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ hiểu được bản chất của chúng, qua đó hình thành được khái niệm lịch sử.

Ví dụ: Khi dạy bài 12 “Nhà nước Văn Lang”, trong mục 2 “Nhà nước Văn Lang thành lập” để giúp học sinh hiểu rõ hơn về nhà nước đầu tiên của

nước ta thành lập như thế nào, giáo viên phân tích các điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho sự ra đời của một đất nước, đặc biệt là những biến đổi trong kinh tế và xã hội, hình thành các bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, số người tăng lên việc mở rộng nghề trồng lúa càng khó khăn, bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội dẫn tới mâu thuẫn đưa đến việc hình thành của nhà nước Văn Lang, trên các khu vực ven sông từ ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ).

Qua đó học sinh sẽ hiểu nguồn gốc và điều kiện ra đời của đất nước Văn Lang đầu tiên trong xã hội cổ đại, từ chỗ hiểu sâu kiến thức lịch sử, học sinh sẽ biết kính trọng nâng niu những thành quả lao động mà tổ tiên ta đã để lại, đúng như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước”.

Thứ hai, tạo hứng thú học tập lịch sử không chỉ giúp học sinh lĩnh hội tốt kiến thức mà còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập như tri giác sự kiện, ghi nhớ sự kiện, quan sát tranh ảnh, sử dụng sách giáo khoa....

Ví dụ: Khi dạy bài “Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX”, giáo viên đưa ra bài tập: “Tại sao lại nổ ra các cuộc khởi nghĩa trong giai đoạn này? Để trả lời được câu hỏi này cần học sinh nhớ được nội dung bài học, tham khảo sách giáo khoa, tìm hiểu thêm tài liệu để hiểu về ách đô hộ của nhà Đường làm thay đổi tình hình kinh tế, xã hội nước ta, đưa đến nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa. Qua đó, học sinh sẽ nhớ lâu kiến thức, biết liên kết các sự kiện với nhau, biết phân tích các sự kiện lịch sử.

Thứ ba, tạo hứng thú học tập lịch sử góp phần giáo dục tinh thần, thái độ lao động đúng đắn cho học sinh. Điều này được thể hiện rõ, lịch sử xã hội loại người trước hết là lịch sử của sản xuất, của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau một cách hợp quy luật. Trong chương trình lịch sử lớp 6 giáo viên cung cấp cho học sinh những tri thức về kinh tế, kĩ thuật, ý nghĩa của lao

động sản xuất đối với sự phát triển của xã hội loại người. Ngoài ra, tạo hứng thú học tập môn lịch sử còn góp phần giáo dục lòng kính yêu đối với nhân dân lao động; Giáo dục lòng biết ơn đối với tổ tiên, với những người có công với tổ quốc; Giáo dục các em biết yêu cái đẹp, yêu quý và bảo vệ những di sản văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chính sự giáo dục đó làm hành trang tốt cho các em.

Ví dụ: Khi học bài 17 “Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40” nếu hứng thú học tập, học sinh sẽ có thái độ khâm phục kính trọng với Hai Bà Trưng, đặc biệt là nhân vật Trưng Trắc một người phụ nữ Việt Nam trước cảnh nước mất nhà tan đã can đảm dũng lược, lãnh đạo nhân dân đứng dậy khởi nghĩa giành lại độc lập cho dân tộc.

Hoặc khi học bài 20 với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248) với lời nói “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, muốn lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”[50, 89] của bài học sinh sẽ có thái độ khâm phục kính trọng người phụ nữ để rồi từ đó các em sẽ có ý thức suy nghĩ về nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của bản thân mình trong điều kiện hiện tại. Đồng thời giúp các em trả lời được giả thuyết nếu ngày nay đất nước có giặc ngoại xâm thì mình sẽ làm gì? Hoặc trong điều kiện hòa bình ngày nay mình sẽ làm gì để noi gương các anh hùng dân tộc trong lịch sử?...

Trên cơ sở bồi dưỡng kiến thức, rèn kĩ năng, tạo hứng thú học tập còn có tác dụng phát triển toàn diện học sinh. Vì vậy Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: “Phải coi trọng giáo dục lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng, lịch sử quân sự, phải in thật nhiều sách lịch sử, phổ biến rộng, phải coi lịch sử là nguồn tài liệu sách giáo khoa số 1 trong nhà trường. Nếu không làm tốt việc giáo dục lịch sử, thanh niên sẽ chạy theo những lợi ích của đồng tiền, chạy theo những lợi ích khác có hại cho sự nghiệp nói chung”[20, 25].

Năng lực về trí tuệ của các em nhờ có hứng thú được phát triển thông qua những hoạt động tìm kiếm nhận thức để đáp ứng được những sở thích của mình, hoạt động đó nhờ các kích thích của hứng thú bên trong làm nâng cao thêm tính khẩn trương của tất cả các quá trình tâm lí như cảm xúc, tư duy tưởng tượng, ghi nhớ… Hứng thú làm nâng cao sức hoạt động làm cho các quá trình tư duy thêm sắc bén, làm nảy sinh khát vọng hành động và thúc đẩy con người hăng hái hoạt động sáng tạo, hứng thú được phát triển một cách sâu sắc biến thành nhu cầu gay gắt, khiến cho cá nhân bắt tay hành động thực sự và khi đó con người sẽ làm việc một cách tự giác và sáng tạo.

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 45)