Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)

- Hứng thú học tập

1.1.2.4. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học

Bước sang thế kỉ XXI, nền kinh tế tri thức đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Cùng với nó là xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau để phát triển và bảo vệ lợi ích dân tộc. Để tham gia vào quá trình toàn cầu hóa có lợi, buộc các nước phải tăng hàm lượng tri thức về khoa học công nghệ trong sản phẩm, nâng cao nguồn nhân lực. Mặt khác, nước ta đang đẩy mạnh CNH - HĐH với mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành nước công nghiệp, hội nhập khu vực và thế giới. Do đó giáo dục phải đào tạo ra những con người làm chủ công nghệ mới, nắm bắt nhanh chóng công nghệ hiện đại, cần có sự chuyển biến mới trong giáo dục. “Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản toàn diện về giáo dục và đào tạo” [63; 201].

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/ QĐ - Bộ GD&ĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nhấn mạnh: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm của đối tượng học sinh, điều kiện

từng lớp, bồi dưỡng cho học sinh phương hướng tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”, [54; 11].)

Phương pháp dạy học truyền thống, người thầy là trung tâm của quá trình dạy học, thầy truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh và phương pháp chính là thuyết trình “thầy đọc trò chép”. Trước sự bùng nổ thông tin ngày càng lớn, các nhà trường phổ thông cần chú trọng dạy cách học cho học sinh. Tức là giáo dục cần giải quyết được mối quan hệ thầy - trò trong quá trình dạy học. Chuyển từ thầy làm trung tâm của quá trình dạy học sang trò làm trung tâm, trò tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của thầy. “Dạy học phục vụ nhu cầu người học, tôn trọng, đồng cảm với nhu cầu, lợi ích, mục đích của người học, tạo được sự thu hút, thuyết phục, hình thức, động cơ bên trong của học sinh; dạy học cần khai thác tối đa tiềm năng của người học, đặc biệt là tiềm năng sáng tạo; dạy học tạo ra cho người học một môi trường để khám phá” [47; 221].Người học là chủ thể của hoạt động học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự tìm hiểu, tự phát hiện và giải quyết vấn đề. Chính điều đó tạo cho học sinh khả năng và điều kiện chủ động sáng tạo trong hoạt động học tập.

Như vậy, bản chất của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi quan hệ thầy - trò trong qúa trình dạy học, từ chỗ thầy là trung tâm sang trò là trung tâm của quá trình dạy học, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập, đồng thời rèn cho học sinh phương pháp học tập tích cực hơn.

Môn Lịch sử hiện nay chưa đáp ứng được những yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt ở những khu vực miền núi chất lượng môn lịch sử còn rất thấp. Nhiều giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng đối với việc đổi mới phương pháp dạy học để tạo hứng thú học tập góp phần nâng

cao chất lượng môn lịch sử, góp phần đào tạo ra thế hệ trẻ đáp ứng cho nhu cầu CNH - HĐH hiện nay. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đặt ra bức thiết. Tạo hứng thú học tập cho học sinh là một vấn đề quan trọng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w