Những biểu hiện cơ bản của hứng thú học tập, hứng thú học tập lịch sử

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 27)

- Hứng thú học tập

1.1.1.2. Những biểu hiện cơ bản của hứng thú học tập, hứng thú học tập lịch sử

tập lịch sử

Các nhà tâm lý học cho rằng hứng thú biểu hiện ở hai mức độ của nó: Một là chủ thể mới dừng lại ở việc nhận thức về đối tượng, chưa có xúc cảm tình cảm với đối tượng đó, chưa tiến hành, hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó; Hai là đối tượng hứng thú thúc đẩy chủ thể hoạt động.

Trong “Tâm lí học đại cương” các tác giả cho rằng hứng thú được biểu hiện trong khuynh hướng thường xuyên của con người đối với đối tượng của hứng thú, trong khát vọng hiểu biết, muốn chiếm lĩnh đối tượng; biểu hiện trong khuynh hướng của con người đối với hoạt động vốn có liên quan tới đối tượng, trong sự trải nghiệm thường xuyên những tình cảm dễ chịu do đối tượng tạo ra, trong khuynh hướng bàn luận thường xuyên về đối tượng, về các việc có liên quan với chúng; biểu hiện trong sự tập trung chú ý vào đối tượng hứng thú, đặc biệt trong sự ghi nhớ những điều có quan hệ gần gũi với đối tượng, trong hoạt động tưởng tượng phong phú xung quanh đối tượng và trong hoạt động tư duy căng thẳng về những vấn đề có liên quan với đối tượng hứng thú đó [16, 157-158].

Theo nhà tâm lí học N.G Marôzôva hứng thú có 3 nhóm biểu hiện:

- Những dấu hiệu đặc thù riêng của hứng thú, đó là những biểu hiện về hành vi và hoạt động của chủ thể trong quá trình hoạt động trên lớp.

+ Tập trung chú ý trong giờ học: khi hứng thú, cá nhân tập trung tư tưởng, không sao nhãng với vấn đề đang quan tâm.

+ Khi theo dõi bài giảng, cá nhân tham gia vào bàn bạc, thảo luận những vấn đề giáo viên đặt ra cho cả lớp. Do đó việc giáo viên hăng hái giơ

tay phát biểu xây dựng bài, số lượng và chất lượng của những phát biểu là một dấu hiệu chứng tỏ các nhân có hứng thú học tập.

+ Nảy sinh các câu hỏi trong quá trình học tập. Khi hứng thú, cá nhân muốn đi sâu vào bản chất của đối tượng nhận thức, do đó nảy sinh các câu hỏi và sự tìm tòi lời giải đáp câu hỏi đó.

- Những dấu hiệu của hứng thú có liên quan với sự thay đổi hành vi của cá nhân ở ngoài giờ học: các cá nhân tranh luận với nhau về vấn đề đặt ra, suy nghĩ về nội dung bài học.

- Những dấu hiệu liên quan tới cách sống của cá nhân ở nhà là biểu hiện độ bền vững, phát triển cao của hứng thú học tập: ở nhà cá nhân thường đọc sách gì, sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào,...

Từ các phân tích trên, chúng tôi đưa ra quan điểm của mình về hứng thú học tập trong đề tài như sau:

Biểu hiện thứ nhất: chủ thể nhận thức được tầm quan trọng, mục đích của việc học tập.

Việc nhận thức được mục đích, ý nghĩa của học tập mới chỉ là cơ sở, tiền đề chọ hứng thú học tập, học sinh mới chỉ dừng lại ở việc nhận thức về đối tượng, chưa có xúc cảm, tình cảm với đối tượng đó, chưa tiến hành, hoạt động chiếm lĩnh đối tượng đó.

Biểu hiện thứ hai: có thái độ tích cực với học tập

Học sinh tự thấy mình thích thú với việc học tập, coi việc học tập là niềm vui. Đây là điều kiện cần thiết chọ sự hình thành hứng thú học tập.

Biểu hiện thứ ba của hứng thú là thể hiện hành vi vươn tới chiếm lĩnh đối tượng học tập.

Lúc này, đối tượng hứng thú thúc đẩy học sinh tiến hành thực hiện hệ thống hành vi học tập tích cực nhằm chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thỏa mãn hứng thú học tập.

Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, hứng thú học tập lịch sử biểu hiện khá phong phú, đa dạng, phức tạp, chúng không tách rời mà có sự đan xen vào nhau.

- Về mặt kiến thức: Học sinh luôn nắm vững kiến thức bài cũ, nhanh chóng tiếp thu bài mới, tích cực nhận thức vấn đề, có thái độ hăng say với việc học tập.

- Biểu hiện về mặt tư tưởng tình cảm: Trong giờ học trên lớp, học sinh có cảm xúc tích cực, thể hiện lòng say mê, chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, thích thú với bộ môn Lịch sử, coi việc tìm tòi, học hỏi kiến thức lịch sử là niềm vui, hăng say phát biểu xây dựng bài, hay nêu thắc mắc với giáo viên. Ở ngoài lớp và về nhà học sinh dành nhiều thời gian học tập bộ môn, tự giác làm bài tập đầy đủ, thích sưu tầm, đọc thêm các tài liệu, sách báo có liên quan đến môn Lịch sử, tham gia các hoạt động ngoại khóa về lịch sử.

- Về kĩ năng có kĩ năng quan sát, tổng hợp vấn đề, khai thác nội dung kênh hình tốt dưới sự dẫn dắt của giáo viên.

- Ngoài ra hứng thú học tập Lịch sử còn biểu hiện trên kết quả học tập của các em: đạt loại khá, giỏi môn Lịch sử.

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w