- Nội dung điều tra
2.2.1. Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh phải góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu bài học, môn học.
hiện mục tiêu bài học, môn học.
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông được quy định rõ mục tiêu đó là: “Nhằm cho học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội”.[42, 67]
Qua môn lịch sử ở trường phổ thông, giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, tự hào truyền thống đấu tranh anh dũng cho nền độc lập của dân tộc, Có thể khẳng định môn lịch sử có lợi thế trong việc giáo dục học sinh, với những người thật, việc thật dễ tác động tới tư tưởng tình cảm của các em.
Khi tạo hứng thú học tập, người giáo viên cần chú ý, giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản của bài học, từ đó giúp các em có dữ liệu để dựng lại bức tranh quá khứ đúng như nó tồn tại. Đồng thời, có cái nhìn khái quát toàn diện cả về lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới. Trên cơ sở đó hình thành khái niệm, rút ra quy luật, bài học lịch sử và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Tạo hứng thú học tập lịch sử cũng đồng thời hình thành cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo rất quan trọng như: Các kĩ năng tư duy: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, so sánh... kĩ năng thực hành bộ môn.
Do đó, người giáo viên cần phải căn cứ vào mục tiêu môn học, mục tiêu cụ thể từng bài học để lựa chọn biện pháp thích hợp.