Đối với học sinh

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 59)

- Nội dung điều tra

1.2.3.2. Đối với học sinh

Để biết được tình hình học tập cũng như thái độ của học sinh với môn lịch sử, chúng tôi tiến hành điều tra toàn bộ học sinh khối 6 (183 học sinh) của hai trường này.

Câu hỏi 1: Qua các bài giảng lịch sử của thầy (cô) em có hiểu bài không?

Để biết tình hình lĩnh hội kiến thức của học sinh khi giáo viên tiến hành bài học lịch sử trên lớp, chúng tôi đưa ra câu hỏi và thu được kết quả:

Bảng 8. Sự lĩnh hội kiến thức của học sinh sau bài giảng

Hiểu. 81 44,3

Bình thường. 60 32,7

Không hiểu. 42 23,0

Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy: Đa số học sinh không hiểu bài, không nắm được kiến thức hoặc nắm kiến thức một cách sơ sài khi giáo viên tiến hành bài học lịch sử. Số học sinh hiểu bài ngay trên lớp chỉ đạt (44,3%) điều này cũng đã phản ánh được phần nào tình hình học tập lịch sử hiện nay của học sinh ở các trường THCS nói chung và các trường THCS - DTNT tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Qua câu hỏi 2: Em có thích học môn lịch sử không? kết quả thu được như sau:

Bảng 9: Mức độ hứng thú học tập của học sinh trong học tập môn lịchsử

Mức độ hứng thú học tập Số lượng Tỷ lệ (%)

Rất thích. 33/183 18,0

Thích. 53/183 29,0

Bình thường. 80/183 43,7

Không thích. 17/183 9,3

Qua bảng thống kê kết quả cho thấy chỉ có 18% học sinh của hai trường thật sự yêu thích và ham mê học tập môn Lịch sử. Những em học sinh này thường có một thái độ học tập tích cực: Thường xuyên chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, tích cực phát biểu ý kiến khi giáo viên nêu vấn đề học tập; luôn chủ động trong nhận thức các vấn đề lịch sử. Khi các em chưa hiểu bài thì thường băn khoăn, trăn trở về điều đó, thường tìm đọc thêm tài liệu tham khảo hoặc nêu thắc mắc với giáo giảng dạy bộ môn hoặc trao đổi với bạn bè.

Có 43,7% là học chưa có hứng thú học tập bộ môn, trong đó có tới 9,3% học sinh không thích học Lịch sử, thậm chí còn chán học môn Lịch sử. Với những học sinh này, việc học tập Lịch sử chỉ là nghĩa vụ vì đây là một môn

chỉ mang tính đối phó, để tránh bị điểm liệt. Do đó, mức độ của các em trong việc nhận thức và học tập chưa cao. Các em cũng có tham gia phát biểu xây dựng bài, nhưng khi gặp những bài tập khó các em không tập trung đầu tư cao như các bộ môn khác, thường đợi thầy cô hoặc các bạn trong lớp giải đáp giúp chứ không chủ động tìm đọc thêm tài liệu hoặc các sách tham khảo thông qua tự học ở nhà.

Câu hỏi 3: Dựa vào phiếu điều tra, chúng tôi tìm hiểu lí do vì sao các em thích học môn Lịch sử? kết quả thu được như sau:

Bảng 10. Lí do yêu thích môn Lịch sử của các em

Lí do yêu thích Số lượng Tỉ lệ (%)

Kiến thức Lịch sử phong phú hấp dẫn. 44/183 24,0 Môn Lịch sử dễ học, dễ điểm cao. 131/183 71,6 Môn Lịch sử phù hợp với khả năng và sở thích

của em. 90/183 49,2

Cơ sở vật chất, phương tiện học tập bộ môn đầy đủ. 18/183 9,8 Thầy (cô) dạy hay, cuốn hút. 150/183 82,0

Ý kiến khác. 0 0

Từ những số liệu trên cho thấy, đa số các em học sinh ở các trường THCS - DTNT tỉnh Vĩnh Phúc yêu thích học môn Lịch sử. Có tới (82%) các em hứng thú học tập môn Lịch sử bởi giáo viên dạy hay, cuốn hút. Nhờ có hứng thú học môn Lịch sử có đến (71,6%) các em cho rằng đây là bộ môn dễ học, dễ lấy được điểm cao. Như vậy có thể nhận thấy lí do học sinh yêu thích môn Lịch sử phụ thuộc rất nhiều vào cách giáo viên truyền đạt kiến thức, tạo hứng thú cho các em.

Câu hỏi 4, thông qua phiếu điều tra, chúng tôi tìm hiểu nhu cầu của học sinh về phương pháp dạy học đối với môn Lịch sử: Em thích thầy (cô) sử dụng cách dạy nào sau đây? kết quả như sau:

Biện pháp dạy học Số lượng Tỷ lệ (%)

Thuyết trình. 80/183 43,0

Kể chuyện Lịch sử. 183/183 100

Sử dụng các loại đồ dùng trực quan. 160/183 87,0 Tường thuật, miêu tả về sự kiện, hiện tượng LS. 150/183 81,0

Đọc cho học sinh chép. 28/183 15,0

Qua bảng số liệu trên chúng ta dễ dàng nhận thấy học sinh vẫn hứng thú học Lịch sử, nhưng sự hứng thú học tập đó phụ thuộc vào biện pháp mà giáo viên sử dụng để giảng dạy. Có tới (100%) học sinh muốn học Lịch sử thông qua các chuyện kể về lịch sử của giáo viên mà trong sách giáo khoa không có, để tăng thêm phần hấp dẫn bài học và đa số học sinh thích giáo viên sử dụng các loại đồ dùng trực quan, tường thuật, miêu tả sự kiện, hiện tượng Lịch sử.

Qua điều tra thái độ học tập của học sinh đối với môn Lịch sử cũng như khả năng nhận thức bài học của học sinh khi giáo viên tiến hành bài học, chúng tôi nhận thấy rằng, nếu giáo viên thực sự quan tâm tới việc lựa chọn kiến thức cơ bản, vừa sức, lựa chọn phương pháp dạy học linh hoạt và biết hướng dẫn cho học sinh tự học, động viên khuyến khích học sinh trong học tập thì thu hút được sự chú ý của học sinh và gây được hứng thú học tập cho cho các em. Điều đó có tác dụng rất to lớn đối với việc nắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng cũng như tác động giáo dục đối với học sinh. Từ đó tạo được hứng thú trong dạy học lịch sử và từng bước nâng cao chất lượng bộ môn.

Câu hỏi 5: Trước một câu hỏi, bài tập lịch sử khó, em thường làm gì? Thông qua phiếu điều tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 12. Biện pháp học sinh giải quyết vấn đề.

Biện pháp giải quyết vấn đề Số lượng Tỷ lệ (%)

Không làm. 22/183 12,2

Nhờ bạn bè giúp. 158/183 86,3

Qua kết quả điều tra cho thấy, khi gặp câu hỏi, bài tập khó, đa số các em (86,3%) nhờ bạn bè và có (72,7%) em trao đổi với bạn, điều đó cho thấy học sinh chưa độc lập giải quyết một vấn đề khó, các em thụ động trong việc học tập, chờ tới sự giúp đỡ của ban bè hoặc chờ lời giải đáp của giáo viên. Để giải quyết một câu hỏi, bài tập khó, biện pháp là cần tìm hiểu thêm sách giáo khoa và các tài liệu khác thì chỉ có (38,2%) học sinh sử dụng, thậm chí có (12,2%) không tìm cách giải quyết vấn đề.

Câu hỏi 6: Để biết thái độ học tập của học sinh trong giờ học lịch sử, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Trong giờ học lịch sử em thường làm những việc nào sau đây? Và thu được kết quả:

Bảng 13. Thái độ học tập của học sinh trong giờ học lịch sử.

Công việc trong giờ học Số lượng Tỷ lệ (%)

Chú ý nghe giảng, chép bài đầy đủ. 183/183 100 Tích cực suy nghĩ khi thầy (cô) nêu vấn đề, câu hỏi,

bài tập. 145/183 79,2

Tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học. 60/183 32,8 Nêu câu hỏi thắc mắc với thầy (cô) về những vấn đề

liên quan đến bài học. 19/183 10,4

Trao đổi cùng bạn bè những vấn đề lịch sử có liên

quan đến nội dung bài học. 83/183 45,4

Băn khoăn chưa vui khi chưa hiểu bài. 11/183 6,0 Nói chuyện riêng trong giờ học lịch sử. 0 0 Học bài, làm bài tập môn khác trong giờ học lịch sử. 0 0 Tỏ ra chăm chú trong giờ học nhưng không quan

tâm đến nội dung bài học. 0 0

Nhìn vào số liệu trên cho thấy: Đa số học sinh có thái độ rất tích cực trong giờ học lịch sử, (100%) học sinh chú ý nghe giảng, chép bài đầy đủ, (79,2%) Tích cực suy nghĩ khi thầy (cô) nêu vấn đề, câu hỏi, bài tập. Nhưng căn cứ vào số liệu này thì chưa thể khẳng định học sinh có hứng thú học tập bộ môn lịch sử, bởi các biểu hiện của hứng thú học tập: tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học, nêu câu hỏi thắc mắc với thầy (cô) về những vấn đề liên quan đến bài học khá thấp (32,8%) và (10,4%). Như vậy có thể thấy không khí học tập trong các giờ lịch sử khá trầm lắng.

Câu hỏi 7: Về nguyên nhân dẫn tới thực trạng các em không thích học môn lịch sử, thông qua phiếu điều tra chúng tôi thu được kết quả:

Bảng 14. Nguyên nhân học sinh không thích học lịch sử.

Lí do không thích Số lượng Tỷ lệ(%)

Kiến thức lịch sử khó nhớ. 168/183 91,8 Đồ dùng trong dạy học môn lịch sử không đủ. 13/183 7,1

Thầy (cô) giảng bài không hay, không sinh động. 17/183 9,3 Thầy (cô) chấm điểm thấp khi kiểm tra. 33/183 18,0

Ý kiến khác. 0 0

Qua bảng số liệu điều tra trên cho thấy, kiến thức lịch sử khó nhớ là một nguyên nhân chính khiến cho học sinh lớp 6 các trường THCS - DTNT tỉnh Vĩnh Phúc không thích học lịch sử. Đây là vấn đề không chỉ xảy ra đối với các em học sinh ở các trường THCS - DTNT tỉnh Vĩnh Phúc, mà còn là thực trạng chung đối với học sinh các trường phổ thông.

Câu hỏi 8: Thông qua phiếu điều tra chúng tôi tìm hiểu thái độ của học sinh về phương pháp sử dụng bài giảng, giáo án điện tử của giáo viên trong dạy học lịch sử, kết quả như sau:

Bảng 15. Thái độ của học sinh khi giáo viên sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học lịch sử

Mức độ hứng thú với phương pháp Số lượng Tỷ lệ (%)

Thích. 183/183 100

Bình thường. 0 0

Không thích. 0 0

Qua số liệu trên chọ thấy, có tới 100% học sinh trong các trường THCS - DTNT tỉnh Vĩnh Phúc thích giáo viên sử dụng bài giảng, giáo án điện tử. Học sinh thường bị thu hút bởi cái mới lạ, hấp dẫn, sinh động, đây là đặc điểm tâm lí mà trong quá trình dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử nói riêng giáo viên có thể khai thác triệt để.

Một phần của tài liệu Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 6 ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w